Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

05/06/2023
Healthyair
Healthyair
Khi môi trường có độ ẩm cao thường dễ xuất hiện nấm mốc ở các ngóc ngách. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người sinh sống trong môi trường đó. Vậy môi trường ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? Dưới đây là chi tiết giải đáp của Healthy Air về vấn đề này.

Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

1. Nấm mốc, ẩm mốc là gì? Ẩm mốc phát triển trong điều kiện nào?

Nấm mốc/ ẩm mốc là một dạng nấm sợi nhỏ đa bào, có nhiều màu sắc khác nhau như: đen, trắng, xanh, cam,...và sinh sản bằng cách tự phân đôi, tạo ra các bào tử và phát tán vào không khí.

Nấm mốc, ẩm mốc thường xuất hiện trong môi trường ẩm ướt, ít thông thoáng và thiếu sáng như trong máy giặt, góc nhà bếp, góc tường nhà, nhà tắm, vòi hoa sen, máy rửa bát,...Điều kiện để nấm mốc phát triển và sinh sôi là ở khoảng 22 - 27 độ C kết hợp với môi trường ẩm thấp, bí bách, kém vệ sinh. Tuy nhiên, nấm mốc vẫn có thể duy trì sự tồn tại  ở nhiệt độ 2-5 độ C và lên đến 35-40.

=> Xem thêm: Độ ẩm không khí điều hòa bao nhiêu thì tốt?

2. Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Tác hại của ẩm mốc đối với sức khỏe

Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Tác hại của nấm mốc đối với sức khỏe

Nấm mốc và các độc tố của chúng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ước tính có khoảng gần 40% loại nấm mốc có thể sản sinh các độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, mỗi loại nấm mốc khác nhau sẽ có mức độ độc tố khác nhau, do đó, khi chúng xâm nhập vào cơ thể cũng sẽ gây ra các bệnh lý và triệu chứng khác nhau. 

Với những loại nấm mốc ít độc thì nếu chỉ ăn, hít phải với lượng nhỏ thì người bệnh chỉ bị ngộ độc nhẹ với một số biểu hiện như uể oải, mệt mỏi, đau đầu, hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, buồn nôn, choáng váng, tiêu chảy,... Nghiêm trọng hơn, nếu không may hít phải, ăn phải một số loại nấm mốc có chứa độc tố mycotoxin thì có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Và khi chúng ta tiếp với độc tố mycotoxin với nồng độ cao, có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí là tử vong.

Bên cạnh đó, đối với các thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, nếu chúng ta ăn phải thì có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm: ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính hay một số bệnh lý nguy hiểm hơn như suy thận do ochratoxin, ung thư gan do aflatoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins,...do cơ thể tích lũy lượng nhỏ độc tố nấm mốc trong thời gian dài. Với trường hợp dị ứng nấm mốc thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm xoang do nấm dị ứng, viêm phổi quá mẫn, dị ứng aspergillosis phế quản phổi….

Người già và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng của nấm mốc nhất do sức đề kháng yếu. Ngoài ra, những người có tiền sử các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn cũng thường có phản ứng mạnh hơn khi tiếp xúc với nấm mốc. 

Tác hại của ẩm mốc với các đồ nội thất, vật dụng trong nhà

Nấm mốc thường xuất hiện trên các vật dụng, vị trí như giấy dán tường, tường, sàn gỗ, đồ dùng nội thất bằng gỗ,... gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng của đồ dùng. Nếu không được xử lý sớm, chúng còn gây tróc sơn, nứt, mục tường, mục gỗ. 

Tủ quần áo, quần áo cũ để lâu ngày không sử dụng đến cũng là điều kiện lý tưởng để nấm mốc xuất hiện và phát triển, từ đó khiến quần áo bị thâm kim, cứng vải, có mùi mốc khó chịu.

Với các thiết bị điện tử bị nấm mốc bám vào phát triển bên trong có thể phá hỏng các vi mạch. Từ đó dẫn đến chất lượng các thiết bị không được đảm bảo, hiệu suất không cao, dễ bị gỉ sét. Và nguy hiểm hơn còn bị chập mạch, gây cháy nổ. 

Tác hại của ẩm mốc đối với thực phẩm

Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Tác hại của nấm mốc đối với thực phẩm

Thực phẩm là nơi nấm mốc rất “ưa thích” bởi hết thực phẩm đều chứa một lượng độ ẩm nhất định. Do đó, tốc độ nấm mốc lan rộng rất nhanh, chỉ cần nấm mốc được phát tán trong không khí thì không lâu sau đồ ăn sẽ xuất hiện nấm mốc và hư hỏng ngay.  

Nếu ăn phải thực phẩm chứa nấm mốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Do đó, khi phát hiện thực phẩm xuất hiện nấm mốc, bạn nên bỏ đi luôn chứ đừng vì tiếc mà cắt bỏ phần mốc đi rồi ăn phần còn lại. Thực tế, khi nấm mốc xuất hiện trên thực phẩm nó sẽ xâm nhập trên toàn bộ bề mặt của thực phẩm, phần nấm mốc mà chúng ta thấy bằng mắt thường chỉ là những phần mà nấm mốc nảy mầm.

Có thể thấy, nấm mốc có tác hại rất lớn đối với sức khỏe, cũng như chất lượng của thực phẩm, nội thất và đồ dùng trong nhà. Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng của nấm mốc đến sức khỏe cũng như các vật dụng khác, chúng ta cần có những biện pháp để phòng chống và diệt nấm mốc, bảo vệ sức khỏe khỏi những tác nhân gây bệnh từ nấm mốc.

=> Xem thêm: Độ ẩm không khí là gì? Đâu là độ ẩm phù hợp cho không gian sống

3. Biện pháp chống ẩm mốc, bảo vệ sức khỏe

Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Biện pháp chống ẩm mốc, bảo vệ sức khỏe

3.1 Phương pháp ngăn và loại bỏ ẩm mốc trong môi trường sống

Khi trong nhà xuất hiện nấm mốc chúng ta cần có những biện  pháp để xử lý và ngăn chặn nấm mốc phát triển:

  • Tìm ra và xử lý những vị trí ẩm ướt, dễ xuất hiện nấm mốc: chỗ rò rỉ ở hệ thống nước, cửa sổ, tường bị thấm nước...;

  • Giữ thông thoáng và khô ráo những khu vực ẩm ướt để tránh nấm mốc có cơ hội phát triển: lau khô nước đọng, thường xuyên mở cửa sổ và lắp đặt quạt thông gió…;

  • Hạn chế sử dụng những nội thất có chất liệu dễ hút ẩm như thảm, rèm vải,...;

  • Sử dụng máy hút ẩm, chất chống nấm mốc và túi hút ẩm,... trong những nơi kín đáo như ngăn tủ, ngăn kéo dễ xuất hiện nấm mốc để giảm nấm mốc;

  • Làm sạch điều hòa để đảm bảo thiết bị sử dụng lâu bền và hút ẩm, làm thoáng khí tốt;

  • Lựa chọn các loại sơn thân thiện với môi trường, có khả năng chống nấm mốc;

  • Sử dụng những nguyên liệu dễ tìm thấy trong nhà để loại bỏ nấm mốc như baking soda, giấm trắng, dầu trà, vỏ cam, nước chanh, chiết xuất hạt chanh, vôi sống,... để làm sạch những chỗ bị nấm mốc, ngăn chặn nấm mốc phát triển.

  • Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc trong không khí

Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc trong không khí

3.2 Phương pháp xử trí, phòng ngừa nấm mốc trong thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm không bị nấm mốc xâm nhập qua các khâu chế biến chúng ta cần:

  • Bảo quản thực phẩm khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, cân nhắc bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh đối với từng loại thực phẩm;

  • Khi phát hiện màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm có dấu hiệu khác thường so với đặc trưng của thực phẩm hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì cần loại bỏ, không nên tiếp tục sử dụng. Việc rửa các thực phẩm bị mốc hay loại bỏ các vị trí nấm mốc xuất hiện trên thực phẩm không thể loại bỏ triệt để độc tố của nấm mốc;

  • Khi có biểu hiện nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc sau khi sử dụng các loại thực phẩm bị ẩm mốc thì người dùng cần phải ngừng sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, nước tiểu, phân,... để xét nghiệm và kịp thời đi cấp cứu;

  • Đối với người bị ngộ độc do nấm mốc, cần có các biện pháp để người đó nôn hết thực phẩm đã ăn, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, bảo vệ niêm mạc dạ dày;

Qua bài viết trên đây của Healthy Air chúng ta có thể thấy rõ được môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào. Vì vậy, để bảo vệ chính mình và những người xung quanh, mọi người nên chú ý giữ vệ sinh môi trường và bảo quản thực phẩm đúng cách để ngăn chặn nguy cơ hình thành và phát triển của nấm mốc cũng như các vi sinh vật.

Video:

 

Healthyair
Healthyair

Công ty CP Giải pháp Khí sạch Việt Nam Healthy Air là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các sản phẩm liên quan tới không khí sạch

0 bình luận, đánh giá về Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03658 sec| 2360.648 kb