[HƯỚNG DẪN] Cách Vệ Sinh Điều Hòa Đơn Giản Và Tiết Kiệm Nhất
Cách vệ sinh điều hòa đơn giản và tiết kiệm nhất
Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa đơn giản
Một số bước vệ sinh điều hòa đơn giản và tiết kiệm dưới đây có thể giúp bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng tại nhà.
Bước 1 – Vệ sinh dàn lạnh:
Dàn lạnh điều hòa được lắp đặt trong nhà với chức năng thổi khí lạnh làm mát không khí trong phòng. Tùy vào mục đích, môi trường, tần suất sử dụng, mà thời gian vệ sinh điều hoà cũng khác nhau:
-
Đối với điều hoà gia đình: Vệ sinh 3 – 6 tháng/lần.
-
Đối với điều hoà tại khách sạn, nhà hàng, trường học: Vệ sinh từ 2 – 3 tháng/lần.
-
Đối với các công ty, xí nghiệp, môi trường làm việc nhiều bụi bẩn: 1 lần/ tháng
Các bước vệ sinh dàn lạnh
1 - Ngắt nguồn điện điều hoà trước 5 -10 phút
Trước khi vệ sinh dàn lạnh điều hòa, cần ngắt toàn bộ nguồn điện trước từ 5 – 10 phút trước khi vệ sinh. Điều này để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.
2 - Tháo vỏ, tấm lọc bụi, bọc dàn lạnh và che bo mạch kỹ càng
Các bộ phần dàn lạnh điều hoà cần được tháo rời để vệ sinh: Quạt đảo gió, mặt nạ điều hoà, tấm lọc bụi và tấm cố định. Các linh kiện này được cố định bằng các chốt, bạn cần xác định các chốt cố định và tháo ra. Khi tháo mở các cần nhẹ nhàng, tránh làm vỡ, hỏng vỏ nhựa bên ngoài.
3 - Vệ sinh mặt nạ điều hoà
Để vệ sinh mặt nạ điều hoà, bạn làm theo các bước sau:
-
Lau vỏ nhựa mặt nạ bên ngoài sạch sẽ bằng khăn mềm.
-
Tháo mặt nạ ra nhẹ nhàng và dùng nước lạnh rửa sạch.
-
Lau sạch toàn bộ nước bám trên bề mặt của mặt nạ điều hòa bằng khăn/ giấy khô
Lưu ý:
-
Trước khi vệ sinh, nên chuẩn bị 1 tấm bạt nilon để bọc cố định toàn bộ cục lạnh, để tránh nước và những bụi bẩn trong quá trình vệ sinh bắn ra xung quanh. Và thêm một túi nilon/ máng nhựa đặt bên dưới dàn lạnh để hứng nước bẩn, hạn chế việc nước bẩn bị chảy ra sàn trong quá trình vệ sinh.
-
Không sử dụng xăng, dầu, chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh mặt nạ điều hòa.
-
Không phơi khô tấm nhựa trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời bởi nhiệt độ của ánh nắng mặt trời có thể gây biến dạng các tấm nhựa.
Bọc cục lạnh bằng túi nilon trong quá trình vệ sinh để hạn chế bụi bẩn bắn ra ngoài
4 - Vệ sinh khung nhựa
Sử dụng một chiếc khăn ẩm để làm sạch phần nhựa xung quanh. Lưu ý không dùng nước hay vòi xịt bởi ở phần khung nhựa này có đèn LED điều hòa và các bo mạch, nếu xịt nước có thể làm cho nước đi vào bên trong làm ảnh hưởng đến máy nén, các mạch điện và bảng điều khiển.
5 - Vệ sinh khe dàn lạnh
Đối với khe dàn lạnh, bạn có thể sử dụng vòi xịt trực tiếp để vệ sinh. Khe dàn lạnh là nơi tích tụ bụi bẩn, rất khó lau chùi sạch bằng khăn.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên xịt vào các khe dàn lạnh, không xịt vào bất kỳ vị trí nào khác để tránh việc nước chảy vào bên trong các mạch điện, làm hư hỏng điều hòa.
6 - Vệ sinh quạt lồng sóc, cánh quạt lồng sóc
Cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc nằm ở vị trí bên trong cục lạnh, sau quạt điều hòa. Đây là vị trí cũng thường xuyên bám nhiều bụi bẩn. Vì vậy, bạn cần phải chú ý vệ sinh cẩn thận và kỹ càng.
Để vệ sinh cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc, bạn sử dụng một chiếc chổi cọ nhỏ/ khăn mềm, quét/ lau nhẹ phần bụi bẩn bám trên đó. Không sử dụng nước để xịt rửa, đổ trực tiếp lên 2 bộ phận này bởi nó sẽ gây nguy hiểm cho điều hòa.
7 - Vệ sinh tấm lọc không khí
Tấm lọc không khí cũng cần phải làm sạch khi vệ sinh cục lạnh điều hòa. Để vệ sinh máy lọc không khí bạn cần:
-
Tháo lưới lọc từ khung nhựa dàn lạnh
-
Sử dụng bàn chải/ cọ rửa mềm để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám trên tấm lưới lọc.
-
Lau khô và lưới học khô ráo hoàn toàn trước khi lắp lại máy lạnh.
Lưới lọc nên thay mới 6 tháng/ lần để đảm bảo sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất.
8 - Lắp lại các bộ phận
Sau khi đã vệ sinh sạch toàn bộ các bộ phận, bạn cần đợi cho các linh kiện được khô hoàn toàn rồi mới lắp lại. Nếu thời gian chờ các linh kiện khô quá lâu, bạn có thể sử dụng máy sấy để sấy khô hoặc dùng khăn sạch lau khô.
>> Xem thêm: Điều hoà đang hoạt động tự dưng bị ngắt thì phải làm sao?
Bước 2 – Thực hiện việc vệ sinh dàn nóng:
Dàn nóng điều hòa là bộ phận được lắp ở vị trí bên ngoài, trong môi trường dễ dính bụi bẩn nên cần vệ sinh thường xuyên 3 – 4 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Dưới đây 6 bước hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh cục nóng điều hoà:
1 - Ngắt toàn bộ nguồn điện
Tương tự như vệ sinh dàn lạnh điều hòa, khi vệ sinh dàn nóng, bạn cũng cần ngắt nguồn điện kết nối (Nếu bạn đã ngắt điện khi vệ sinh dàn lạnh thì để nguyên cho đến khi vệ sinh xong hoàn toàn điều hòa).
2 - Tháo vỏ bảo vệ
Vỏ bảo vệ của cục nóng điều hòa nằm bên ngoài cục nóng, có vai trò bảo vệ linh kiện bên trong. Để vệ sinh vỏ bảo vệ vô cùng đơn giản, bạn dùng tay tháo các khớp giữ của vỏ.
3 - Bước 3: Vệ sinh cánh quạt
Khi vệ sinh dàn nóng điều hoà, bạn không thể bỏ qua việc vệ sinh cánh quạt của dàn nóng. Trước hết cần loại bỏ các bụi bẩn có kích thước lớn như mạng nhện, lá cây,... bám trên các cánh quạt. Có thể sử dụng chổi để vệ sinh, sau đó làm sạch bằng vòi xịt chuyên dụng. Cuối cùng sử dụng khăn mềm lau sạch lại bụi bẩn còn bám trên quạt.
4 - Làm sạch tổng thể
Phía sau của dàn nóng cũng là vị trí bám nhiều bụi bẩn nên cũng cần được vệ sinh. Để vệ sinh, bạn có thể dùng vòi xịt để xịt rửa. Đối với một số vết bẩn cứng, không thể xịt sạch hoàn toàn thì có thể sử dụng cọ, cọ nhẹ để làm sạch. Sau đó dùng vòi xịt xịt rửa tổng thể dàn nóng.
Lưu ý: Không xịt nước mạnh, không xịt trực tiếp vào khu vực có mạch điện và các bo mạch có thể gây nên chập cháy thiết bị khi có nguồn điện.
5 - Làm sạch vỏ bảo vệ
Sử dụng khăn mềm kết hợp với nước xà phòng pha loãng để tẩy sạch toàn bộ bụi bẩn bám trên phần vỏ bảo. Nếu vết bẩn không thể làm sạch bằng khăn thì có thể sử dụng vòi xịt để vệ sinh hoặc ngâm trong nước có hòa cùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho điều hoà trong khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch.
6 - Lắp ráp lại các bộ phận
Khi các linh kiện dàn nóng điều hòa được làm sạch, bạn chờ các linh kiện khô ráo rồi lắp lại về vị trí cũ.
Bước 3: Vệ sinh ống xả nước của điều hoà
Vệ sinh đường ống xả của điều hoà
1 - Vệ sinh ống xả
Ống xả nước của điều hoà là một ống PVC, được lắp đặt ở gần dàn nóng và gắn vào tường. Đường ống này làm nhiệm vụ nhận nước, dẫn nước từ điều hòa ra môi trường bên ngoài, tránh hiện tượng rò rỉ trong sàn nhà. Bạn nên vệ sinh ống xả này ít nhất 6 tháng/lần để tránh hiện tượng tắc nghẽn do bụi bẩn đọng lại.
Để vệ sinh ống xả điều hoà, bạn tháo ống xả ra và sử dụng vòi xịt chuyên dụng, xịt mạnh để tẩy rửa cặn bẩn bám trên đường ống. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm các dụng cụ kim loại chuyên dụng để gạt bỏ rêu hoặc vật cản bên trong.
2 - Lắp lại ống xả
Để ống dẫn xả nước khô hoàn toàn và tiến hành lắp lại đúng vị trí ban đầu.
Sau khi đã vệ sinh toàn bộ điều hoà, bạn cần kiểm tra lại gas sau khi vệ sinh, đảm bảo gas không bị rò rỉ ra ngoài, vừa là để hạn chế cháy nổ do khí gas gây ra, đảm bảo an toàn khi dùng, vừa là đảm bảo khả năng và hiệu suất hoạt động của điều hoà.
Tham khảo: Cách hút ẩm trong phòng bằng điều hòa như thế nào?
Trên đây là các bước hướng dẫn cách vệ sinh điều hoà đơn giản và tiết kiệm nhất mà Healthy Air muốn chia sẻ đến các bạn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến cáo rằng bạn không nên tự ý tháo lắp linh kiện để vệ sinh điều hoà khi chưa có kinh nghiệm bởi điều hòa là thiết bị có cấu tạo khá phức tạp, người dùng không nên tự ý mở và vệ sinh bên trong mà nên tìm tới các dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để được hướng dẫn, tránh việc làm hỏng thiết bị.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm