Hướng dẫn cách sử dụng máy lọc không khí an toàn, tiết kiệm điện
Nội dung bài viết
Hướng dẫn cách sử dụng máy lọc không khí an toàn, tiết kiệm điện
Hướng dẫn cách sử dụng máy lọc không khí an toàn, tiết kiệm điện tại nhà
1. Lựa chọn máy lọc không khí có công suất phù hợp với diện tích phòng
Đây là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý khi lựa chọn máy lọc không khí để sử dụng , cho gia đình, văn phòng…của mình, giúp mang lại hiệu quả lọc không khí tối ưu và tiết kiệm điện năng. Bởi:
Nếu máy lọc không khí có công suất nhỏ sử dụng ở phòng có diện tích lớn thì:
-
Không lọc sạch được không khí, không diệt khuẩn được khuẩn tận gốc đặc biệt là những khu vực xa nơi đặt máy,
-
Máy phải hoạt động liên tục ở công suất cao, hao phí điện năng, tuổi thọ máy giảm
Còn nếu chọn máy lọc không khí có công suất lớn ở phòng có diện tích nhỏ thì:
-
Lọc không khí sạch nhưng công suất lọc của máy không được sử dụng hết sẽ rất lãng phí
-
Tiêu tốn điện năng do máy có công suất lớn tiêu tốn điện năng hơn máy có công suất nhỏ.
-
Máy lọc không khí công suất lớn giá cao hơn
Do đó, khi chọn máy lọc không khí cần lựa chọn máy lọc không khí phù hợp với diện tích của căn phòng, vừa giúp tiết kiệm điện năng, tiết kiệm chi phí, vừa cho không khí lọc đạt chuẩn, tuổi thọ của máy cũng cao hơn.
=> Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn máy lọc không khí phù hợp với từng diện tích phòng
2. Chọn vị trí đặt máy lọc không khí phù hợp
Nhiều người cho rằng máy lọc không khí vẫn sẽ hoạt động tốt dù có đặt ở đâu. Tuy nhiên, thực tế thì vị trí đặt máy có thể ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động của máy. Vậy, đặt máy lọc không khí thế nào là đúng để máy hoạt động tốt?
Chọn vị trí đặt máy lọc không khí phù hợp
Máy lọc không khí thông thường sẽ có 3 cửa hút không khí vào máy: 2 cửa hút ở 2 bên máy và 1 cửa hút không khí ở phía dưới của máy. Do đó, khi đặt máy lọc không khí bạn nên đặt máy cách xa cách vật dụng xung quanh như tủ quần áo, bàn ghế, vật chắn,…và đặt cách xa tường tối thiểu 30cm và trần nhà tối thiểu 60cm để các cửa hút của máy lọc không khí hoạt động tối ưu nhất, tránh các vật làm cản trở luồng đối lưu không khí.
Nếu trong phòng sử dụng điều hòa thì bạn nên để máy lọc không khí ngay phía dưới hướng gió của điều hoà. Như vậy sẽ giúp luồng không khí sẽ được luân chuyển một cách hiệu quả, máy lọc không khí sạch hơn, nhanh hơn.
Ngoài ra, trong quá trình máy lọc không khí hoạt động bạn nên đóng kín các cửa để tránh không khí ô nhiễm bên ngoài tràn vào trong nhà - nơi mà không khí đã được lọc sạch.
3. Không nên bật máy lọc chạy cả ngày
Tốt nhất chỉ nên bật trong 1 khoảng thời gian nhất định, từ 4 - 8 tiếng, không nên bật máy lọc cả ngày gây tiêu tốn điện năng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, máy lọc không khí chỉ hoạt động 8 giờ/ ngày thì bộ lọc có tuổi thọ cao gấp 3 lần so với màng lọc chạy 24/7.
Không nên bật máy lọc chạy cả ngày
Tuy nhiên tùy vào chất lượng không khí trong phòng mà bạn lựa chọn chế độ sử dụng của máy lọc:
-
Không khí trong phòng ở mức xấu: Nên bật máy hoạt động cả ngày và lựa chọn chế độ lưu lượng khí thấp/ trung bình.
-
Không khí trong phòng ô nhiễm do lâu ngày không sử dụng máy lọc không khí: Nên bật máy ở chế độ lưu lượng khí cao nhất nhưng chỉ bật từ 4-8 tiếng/ lần, mỗi ngày bật 1-2 lần để tránh máy bị quá tải, tốn điện năng.
Với các loại máy lọc không khí có chức năng diệt khuẩn, nấm mốc thì sau mỗi 1 khoảng thời gian nhất định (khoảng 4 - 6 giờ), bạn nên bật máy để máy hoạt động trở lại bởi chức năng này chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian với từng loại vi khuẩn. Chúng ta cần bật máy lọc không khí hoạt động trở lại sau mỗi 4 - 6 giờ để bầu không khí luôn được sạch khuẩn và an toàn, mang lại không gian thư thái, trong lành, sạch bụi.
Với các dòng máy lọc không khí có chức năng tạo ozone và ion âm thì bạn chỉ nên bật máy hoạt động trong thời gian ngắn. Mặc dù máy lọc không khí có hệ thống ion (-) sẽ giúp cho không khí trong lành, sạch sẽ, thoáng đãng hơn, tuy nhiên, việc duy trì phát các điện tích ion trong thời gian dài và quá nhiều sẽ tạo ra mật độ ion (-) cao trong không khí, sinh ra khí ozone. Dù cho khí ozone diệt khuẩn rất tốt nhưng vẫn gây khó chịu cho người sử dụng và tạo ra mùi khó chịu, không tốt cho sức khỏe nếu dùng lâu.
4. Cài đặt chế độ ban đêm/ tiết kiệm điện khi đi ngủ hoặc trong phòng không có người
Hiện nay, đa số các dòng máy lọc không khí đều trang bị công nghệ tiết kiệm điện (Econavi, Inverter, …). Vì thế, những lúc không có người hay lúc bạn đi ngủ thì hãy cài đặt chế độ máy sang chế độ ban đêm/ chế độ tiết kiệm điện vừa tiết kiệm/ chế độ hẹn giờ điện năng lại vừa giúp giấc ngủ được sâu hơn.
Cài đặt chế độ ban đêm khi đi ngủ
Chỉ nên bật max chức năng trong trường hợp không khí trong phòng đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nhưng cũng không nên sử dụng máy liên tục 24/24. Còn trong điều kiện môi trường bình thường, ít ô nhiễm thì bạn chỉ nên để máy ở chế độ AUTO.
Hầu hết các dòng máy lọc không khí của Boneco đều được trang bị các chế độ, tính năng này.
5. Thường xuyên vệ sinh máy lọc không khí
Để máy lọc không khí luôn hoạt động hiệu quả, bền bỉ và tiết kiệm điện năng thì bạn nhớ thường xuyên vệ sinh các bộ lọc và màng lọc không khí. Các màng lọc được lắp ở mặt sau của máy, bạn có thể dễ dàng tháo rời mà không cần dụng cụ chuyên dụng nào, sau đó sử dụng chổi nhỏ để quét, khăn mềm để lau hoặc máy hút bụi để vệ sinh sạch sẽ màng lọc.
=> Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh máy lọc không khí đúng cách tại nhà
Thường xuyên vệ sinh máy lọc không khí
Theo khuyến nghị thì việc vệ sinh màng lọc của máy nên được thực hiện mỗi 1 - 2 tháng/ lần và thay màng lọc mới 2 năm một lần để máy có thể hoạt động tốt.
Hy vọng rằng với những hướng dẫn cách sử dụng máy lọc không khí an toàn, tiết kiệm điện tại nhà trên đây của Healthy Air sẽ giúp các bạn sử dụng máy lọc không khí được hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, giữ cho không gian nhà mình luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Video:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm