Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

14/12/2023
Healthyair
Healthyair
Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nhà nhà lau mãi vẫn bụi, dù đóng cửa cả ngày vẫn có bụi. Vậy bụi xuất hiện từ đâu? Làm cách nào để nhà sạch bụi? Cùng Healthy Air đi tìm câu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? 

Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

Bụi xuất hiện trong nhà đến từ nhiều nguồn khác nhau:

Bụi từ bên ngoài vào nhà qua các các khe cửa

Bụi và bụi mịn có kích thước rất nhỏ, chúng ta không thể quan sát được chúng bằng mắt thường. Do đó, dù cửa luôn được đóng kín thì các hạt bụi vẫn có thể len lỏi qua các khe cửa nhỏ hẹp. Hơn nữa, mỗi lần đóng, mở cửa cũng là cơ hội thuận lợi để bụi len lỏi vào nhà chúng ta.

Bụi từ thảm, giường gối, chăn màn

Có một sự thật mà bạn không biết, đó là những vật dụng hàng ngày trong gia đình như chăn ga, quần áo, thảm,...là nơi “trú ngụ’ của các hạt bụi. Chính bản thân chúng tạo ra bụi. Khi chúng ta sử dụng các vật dụng này, các sợi tơ, sợi vải nhỏ bung ra tạo thành bụi. 

Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

Bụi từ chăn màn

Với thảm nhà, thảm lau chân cúng không khác gì một thỏi nam châm hút các bụi bẩn. Các hạt bụi được giữ lại khi chúng ta lau chân, giẫm chân lên. Vì các hạt bụi rất bé nên chúng ta không để ý đến chúng.

Bụi từ các đồ dùng, thiết bị điện

Những thiết bị, đồ dùng điện khi hoạt động sẽ tạo ra tĩnh điện và hút những hạt bụi lơ lửng xung quanh bám vào chúng và gián tiếp làm cho không khí lưu thông, phát tán bụi đi khắp các ngóc ngách trong nhà.

Đó là lý do những chiếc tivi, tủ lạnh, quạt điện sau một thời gian sử dụng thường bám rất nhiều bụi dù thường xuyên dọn dẹp.

Bụi từ con người, thú cưng

Hằng ngày chúng ta đều ra ngoài, tiếp xúc với đủ loại bụi bẩn. Và sau mỗi lần về nhà, chúng ta đang gián tiếp mang những bụi bẩn bám trên quần áo, giày dép, tay chân, tóc vào trong nhà. Đôi khi, bụi xuất hiện từ da chết, tóc rụng…

Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

Tương tự, với thú cưng cũng vậy. Với những nhà nuôi thú cưng, đây cũng là "nguồn gốc" bụi xuất hiện trong phòng, bàn ghế, giường ngủ… của bạn. Hơn nữa, thú cưng còn rất dễ rụng lông, khiến lông của chúng có thể xuất hiện ở khắp nơi trong nhà.

Ngoài ra, bụi còn xuất hiện trong quá trình sinh hoạt: thức ăn thừa,  bụi bẩn vương vãi chưa được dọn dẹp sạch, côn trùng chết…

Đừng bỏ lỡ: Máy lọc không khí có hút và lọc bụi được không?

2. Làm sao để nhà hết sạch bụi

Để đảm bảo trong nhà luôn sạch sẽ, không còn bụi xuất hiện bạn nên thực hiện cá biện pháp sau đây:

Đóng cửa sổ (hoặc giới hạn độ hở của những cửa sổ mở)

Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

Đóng cửa sổ

Với những gia đình sinh sống ở khu vực có nguồn ô nhiễm cao như sống gần mặt đường, đại lộ đông đúc, công trình đang xây dựng…chỉ nên mở cửa sổ chọn lọc vào một số thời điểm trong ngày: Khi giao thông thưa thời, khi công trường dừng hoạt đông. Tốt nhất là hạn chế mở cửa sổ để đảm bảo bụi từ bên ngoài không thể len lỏi cào trong nhà.

Giảm số lượng đồ nội thất mềm

Đồ nội thất mềm như đệm, nệm và thảm... làm đẹp thêm cho không gian phòng của bạn, nhưng chúng lại cũng chính là "thỏi nam châm hút bụi" khổng lồ, đồng thời tạo ra bụi khi chúng phân hủy theo thời gian. Do đó, bạn nên giữ chúng ở mức số lượng ít nhất có thể, hoặc mua những loại có thể giặt bằng máy để vệ sinh thường xuyên.

Giặt ga trải giường thường xuyên 

Phòng ngủ thường là nơi có nhiều bụi bẩn nhất trong nhà bởi có số lượng lớn giường, gối, chăn và quần áo. NHững vật dụng này dễ bám bụi và cũng dễ tạo ra bụi (bụi vải). DO đó, bạn cần thay ga trải giường và giặt giũ chúng mỗi tuần một lần. Sqau khi giặt xong cần cất vào tủ để bừa bãi và bị bụi bám vào.

Chú ý và vệ sinh thường xuyên các vị trí dễ bám bụi

Một số vị trí trong nhà thường xuyên bám nhiều bụi như các góc nhà góc tường…Trong nhà cũng có các đồ vật dễ bám bụi như quạt trần, đèn chiếu sáng, tivi, tủ lạnh, cây cảnh…Khi chúng hoạt động sóng điện từ tạo ra như "thỏi nam châm hút bụi" khiến bụi bám đầy trên chúng. Còn với cây xanh, với cơ chế hút CO2, các chất ô nhiễm gây hại, bụi bẩn…nên trên lá của cây cũng thường bám rất nhiều bụi. DO đó, khi vệ sinh bạn cần chú ý đến các vị trí, vật dụng này để tránh bị bỏ xót.

Khi dọn dẹp tuân thủ quy tắc từ trên xuống dưới

Khi dọn dẹp nhà cửa, để hạn chế việc bụi bẩn bay vào các vị trí đã dọn dẹp bạn nên tuân thủ quy tắc dọn dẹp từ trên xuống dưới để tránh bụi ở vị trí trên cao khi dọn dẹp bay bám vào các vị trí đã dọn dẹp ở phía dưới khiến bạn phải dọn dẹp lại nhiều lần.

Ngoài ra, khi dọng dẹp nên sử dụng khăn ẩm thay vì khăn khô để tránh bụi bay khắp nhà. Đối với các đồ dùng có chất liệu vải có thể dử dụng cây lăn bụi.  

Hướng tới phong cách tối giản

Việc sắp xếp đồ đạc cần ngăn nắp, gọn gàng, ưu tiên các đồ đạc có ít chi tiết, thiết kế tối giản để tránh bụi bẩn đọng lại trong các chi tiết, khe hở khó vệ sinh. Nên bài trí nhà theo phong cách tối giản, cất bớt các món đồ ít sử dụng  để nhà luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Lau sàn, vệ sinh nhà cửa hàng ngày

Để nhà không xuất hiện bụi ngoài việc hút bụi thường xuyên bạn cũng cần vệ sinh, lau nhà thường xuyên để loại bỏ bụi.

Cân bằng độ ẩm trong nhà của bạn

Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

Sử dụng máy tạo ẩm

Độ ẩm và bụi tưởng chừng là 2 vấn đề tách biệt nhau. Nhưng sự thật là chúng có liên quan đến nhau. Những không gian có độ ẩm ở mức lý tưởng ít bụi hơn những không gian có độ ẩm thấp. Nguyên nhân là do độ ẩm sẽ khiến bụi nặng hơn, không tồn tại được ở trạng thái lơn lửng nên không thể phát tán đi khắp nơi. Do đó, để nhà ít bụi hơn, bạn nên kiểm tra độ ẩm trong nhà, nếu thấy độ ẩm thấp cần có các biện pháp tăng độ ẩm như sử dụng máy tạo ẩm, vừa giúp làm giảm bụi bẩn, vừa tốt cho sức khoẻ, hạn chế các vấn đề về da và hô hấp (khô da, khô mũi họng…). Độ ẩm trong phòng tốt nhất dao động trong khoảng 45 - 50%. 

Đầu tư một chiếc máy hút bụi tốt

Việc sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi trong nhà hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chúng ta chỉ sử dụng chổi để quét bụi. Ưu tiên các loại máy hút không dây cầm tay, có các đầu hút khac nhau bởi chúng có tính linh hoạt cao, có thể dọn dẹp trong các góc nhỏ, sâu, các chi tiết trên ghế, hộc tủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn robot hút bụi bởi chúng tiện lợi và tiết kiệm công sức. 

Sử dụng máy lọc không khí

Một trong những cách loại bỏ bụi tối ưu nhất chính là sử dụng máy lọc không khí. Thiết bị này có thể loại bỏ không chỉ bụi, bụi mịn, phấn hoa, virus, khói thuốc, chất ô nhiễm có trong không khí. Ưu tiên nên lựa chọn máy có trang bị màng lọc HEPA. Đây là loại màng lọc đã được kiểm định chất lượng có thể loại bỏ đến 99,97% các bụi bẩn, bụi mịn PM2.5, PM10, chất ô nhiễm, các hạt nhỏ có trong không khí có kích thước nhỏ đến 0.3 micron.

Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi

Khi sử dụng máy lọc không khí, bạn nên sử dụng ở những vực gia đình thường xuyên sinh hoạt, cách xa tường tối thiểu 30cm và tránh xa các vật cản.

Khi lựa chọn máy lọc không khí, bạn nên lưu ý chọn công suất phù hợp với diện tích cũng như xem xét sản lượng không khí sạch của máy để đảm bảo hiệu suất lọc. 

Một lưu ý nữa là cần thường xuyên vệ sinh và thay thế màng lọc khi đến hạn để máy luôn hoạt động tốt, đảm bảo sức khoẻ cho cả nhà.

Một số dòng máy lọc không khí nổi tiếng bạn có thể tham khảo như BONECO, IQAir....

Tham khảo: Máy lọc không khí BONECO có tốt không? Nên mua không?

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi và các cách để nhà luôn sạch bụi. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mọi người biết cách để giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Healthyair
Healthyair

Công ty CP Giải pháp Khí sạch Việt Nam Healthy Air là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các sản phẩm liên quan tới không khí sạch

Have 0 comments, reviews about Vì sao nhà bạn lau mãi vẫn bụi? Bụi từ đâu mà ra?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Comment product
Click here to rate
Sender information
0.02327 sec| 2360.336 kb
DMCA.com Protection Status