Ngày trái đất là ngày gì? Tại sao lại có ngày này vào hàng năm?
1. Ngày trái đất là ngày gì? Tại sao lại có ngày này vào hàng năm?
Ngày Trái Đất (Earth Day) là ngày 22 tháng 4 hàng năm. Ngày này được tổ chức nhằm tăng cường nhận thức về vấn đề môi trường và khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và giữ gìn tài nguyên tự nhiên.
Ngày trái đất là ngày gì? Tại sao lại có ngày này vào hàng năm?
Ngày Trái Đất được tổ chức hàng năm nhằm nêu cao tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và đề cao ý thức về sự phụ thuộc của con người vào hành tinh này. Nó cũng thúc đẩy các chính phủ, tổ chức và cá nhân cùng nhau hợp tác để giải quyết các vấn đề môi trường, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và mất rừng, từ đó tạo ra môi trường bền vững và sống khỏe mạnh cho thế hệ tương lai.
=> Xem thêm: Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người
2. Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày trái đất
Năm 1969, Ngày Trái Đất được ra đời do sự đề xuất của ông John McConnell tại hội nghị của UNESCO tại San Francisco. Và được tổ chức đầu tiên vào ngày 21/03/1970. Sau đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant và thành phố San Francisco của Mỹ đã đồng ý công nhận ngày 21/03 là ngày Trái Đất Quốc Tế. Ngày nay, Ngày Trái Đất được tổ chức vào ngày Xuân phân (20 hoặc 21 tháng 3) vẫn được tổ chức ở nhiều thành phố ở San Francisco và các thành phố khác ở California.
Nguồn gốc của Ngày Trái Đất
Tuy nhiên, Ngày Trái Đất hiện tại đang được tổ chức vào ngày 22/04, do ông Gaylord Nelson - 1 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra ý tưởng tổ chức một ngày dành riêng cho việc nâng cao nhận thức về môi trường. Để thu hút sự chú ý đến các vấn đề ô nhiễm môi trường, ngày 22/04/1970 Thượng nghị sĩ Gaylord Nelson đã kêu gọi tổ chức một cuộc hội thảo về môi trường nhằm kêu gọi mọi người tập trung vào vấn đề môi trường và hành động cụ thể để bảo vệ Trái Đất. Hội thảo đã thu hút trên 20 triệu người đã tham gia. Vào năm 2009, Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày 22/04 là Ngày Trái Đất và Ngày Trái Đất trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới hưởng ứng tích cực. Trong ngày này, có nhiều hoạt động diễn ra như hội thảo, đồng hành, tập trung làm vệ sinh môi trường, trồng cây, quyên góp và tham gia các dự án bảo vệ môi trường.
Ngày nay, ngày Trái Đất được Earth Day Network thống nhất tổ chức vào ngày 22/04 hàng năm với sự tham gia hưởng ứng của hàng triệu người tại hơn 175 quốc gia trên toàn thế giới.
=> Xem thêm: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng? Tầm quan trọng của việc này là gì?
Các hoạt động tiêu biểu trong Ngày Trái Đất
Vào Ngày Trái Đất, tại các quốc gia trên thế giới đều phát động nhiều chiến dịch, hoạt động hưởng ứng ngày Earth Day:
1. Ngày Trái Đất tại các nước trên thế giới
Đối với ngày lễ Earth Day, tại các đất nước phát triển có rất nhiều hoạt động hưởng ứng khác nhau nhằm thúc đẩy thói quen bảo vệ môi trường của người dân. Tuỳ thuộc vào từng khu vực địa lý, mọi người có thể lựa chọn chiến dịch tổ chức khác nhau. Trong đó có một số hoạt động phổ biến như:
-
Vệ sinh chung xung quanh nơi ở.
-
Trồng thêm nhiều cây xanh và sử dụng phương pháp hữu cơ để chăm sóc.
-
Tích cực sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều…
-
Tiết kiệm sử dụng điện, xăng dầu, giấy,…
-
Sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng các sản phẩm nilon dùng 1 lần
-
Tuyên truyền cho mọi người về Ngày Trái Đất.
2. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất tại Việt Nam
Tuy không có nhiều chiến dịch hưởng ứng Ngày Trái Đất như các nước, nhưng Việt Nam vẫn luôn tích cực đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, các chiến dịch tuyên truyền ngày Trái Đất với các hoạt động như:
-
Tắt đèn: Hoạt động được diễn ra vào đúng 20h30 - 21h30 ngày 22/04 hàng năm. Vào thời điểm này, mọi người dân sẽ đồng loạt tắt đèn và các thiết bị điện gia dụng nhằm tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ.
-
Tổ chức sự kiện: Các hoạt động, sự kiện diễu hành kèm theo các banner tuyên truyền về chiến dịch tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường trong Ngày Trái Đất.
Các sự kiện về Ngày Trái Đất
-
Đạp xe: Mục đích của hoạt động đạp xe trong Ngày Trái Đất nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng nhiên liệu (xăng dầu), hạn chế khói bụi để mang lại môi trường xanh, sạch, đẹp.
-
Đại hội flashmob: Vào Ngày Trái Đất, các cuộc thi nhảy flashmob thường tổ chức cùng với các sự kiện Ngày Trái Đất nhằm hưởng ứng Ngày Trái Đất. Cuộc thi này tạo ra không khí sôi động, tươi vui cho chiến dịch và thu hút được đông đảo người tham gia.
Như vậy, qua bài viết trên đây mọi người đã biết Ngày Trái Đất là ngày gì và lý do tại sao lại có ngày này vào hàng năm rồi đúng không. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng, hãy chung tay bảo vệ trái đất không chỉ trong Ngày Trái Đất mà bắt cứ khi nào, vì một cuộc sống xanh khoẻ mạnh.
=> Xem thêm: Tổng hợp những nơi có nhiều cây xanh nhất thế giới
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm