Lý giải hiện tượng Hà Nội sương mù dày đặc, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân tác động
Vì sao Hà Nội xuất hiện sương mù dày đặc?
Sáng 2/2, lớp sương mù dày đặc bao phủ khắp các con đường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Lớp sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế rất nhiều.
Lý giải về hiện tượng sương mù dày đặc, trên NLĐO, TS Hoàng Phúc Lâm (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) cho biết, sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km, sương mù dày đặc có thể làm giảm tầm nhìn xuống dưới 50m.
Nguyên nhân gây sương mù là do độ ẩm không khí lớn. Trong những ngày vừa qua không khí ẩm từ Vịnh Bắc Bộ theo đới gió Đông Nam ở rìa phía Tây Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu lệch Đông.
Cùng với đó là do không khí lạnh liên tục bổ sung nhưng chỉ ở lớp mỏng sát bề mặt, khiến cho nhiệt độ bề mặt thấp hơn so với nhiệt độ ở khoảng độ cao 900m. Hiện tượng này tạo ra lớp nghịch nhiệt, khiến không khí, bụi bẩn, hơi ẩm bị dồn nén ở lớp sát mặt đất gây ra hiện tượng mưa phùn, sương mù và ô nhiễm không khí. Việc lặng gió cũng khiến cho không khí ít bị xáo trộn, tập trung ở bề mặt.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, tình trạng sương mù dày và mưa phùn sẽ còn có khả năng kéo dài đến khoảng sáng ngày 4/2. Từ ngày ngày 5/2 sương mù và mưa phùn sẽ có xu hướng giảm do có một bộ phận không khí lạnh yếu di chuyển xuống các tỉnh miền Bắc nước ta.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng nhận định, sương mù có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Khi có sương mù, độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển.
Đặc biệt, sương mù diễn ra vào dịp cận Tết, nhu cầu tập trung đông người, đi lại cao nên có nguy cơ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.
"Độ ẩm không khí cao sẽ ảnh hưởng lớn tới người có vấn đề về xương khớp, tim mạch, người mắc bệnh lý nền… rất dễ xảy ra những đợt khởi phát bệnh cấp tính phải nhập viện", PGS Phu cho hay.
Hà Nội đứng thứ 1 những thành phố lớn có chất lượng không khí ô nhiễm
Theo bảng xếp hạng của IQ Air, vào lúc 10h hôm nay (2/2), Hà Nội đứng thứ 1 những thành phố lớn có chất lượng không khí ô nhiễm nhất trên thế giới.
Chất lượng không khí (AQI) nhiều điểm tại Hà Nội ô nhiễm rất cao. Nhiều nơi ghi nhận ở ngưỡng đỏ, tím (mức độ ô nhiễm ở mức không lành mạnh và rất không tốt cho sức khỏe).
Chỉ số AQI đo được tại Thủ đô Hà Nội là: 235, mức độ rất không tốt. Chất gây ô nhiễm chính tại Thủ đô là nồng độ PM2.5.
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 36.9 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Không khí ô nhiễm rất có hại cho các đối tượng nhạy cảm.
Chỉ số AQI của một số khu vực tại Hà Nội đo được là:
Ở ngưỡng tím: Quảng Bá (Tây Hồ: 298), Quang Khánh (Tây Hồ: 287), Lê Duẩn (Hoàn Kiếm: 277), Mipec (Long Biên: 251), Trần Văn Cẩn (Mỹ Đình 2: 236), Cự Khôi (Long Biên: 234), Khu đô thị Ciputra (215), Hoàng Quốc Việt (213).
Thậm chí tại điểm Tô Ngọc Vân (Tây Hồ) còn ở ngưỡng nguy hiểm với chỉ số AQI là 311.
Theo Cục Kiểm soát Ô nhiễm môi trường, chất lượng không khí đang có xu hướng diễn biến xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Hện tượng sương mù tập trung vào thời điểm đêm và sáng sớm ở khu vực Bắc Bộ làm lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí cũng là nguyên nhân khiến chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sương mù có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Khi có sương mù, độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển.
Đặc biệt, sương mù diễn ra vào dịp cận Tết, nhu cầu tập trung đông người, đi lại cao nên có nguy cơ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.
"Độ ẩm không khí cao sẽ ảnh hưởng lớn tới người có vấn đề về xương khớp, tim mạch, người mắc bệnh lý nền… rất dễ xảy ra những đợt khởi phát bệnh cấp tính phải nhập viện", PGS Phu cho hay.
Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật toàn cầu năm 2019 (IMHE, 2019), ô nhiễm không khí đứng thứ 5 trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở Việt Nam, đứng sau các nguyên nhân như cao huyết áp, đường huyết, hút thuốc và chế độ ăn uống. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thường xuyên theo dõi chất lượng không khí và có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết có sương mù, không khí ô nhiễm?
Theo chuyên gia y tế, để giảm thiểu những tác hại của sương mù và không khí ô nhiễm, người dân cần phải có các biện pháp phòng ngừa kịp thời như:
- Hạn chế ra đường quá sớm vào buổi sáng, nhất là các đối tượng trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai. Trường hợp cần phải di chuyển ra khỏi nhà thì nên đợi tan bớt sương mù để các chất độc trong không khí đã bay lên cao.
- Khi di chuyển ngoài đường nên sử dụng khẩu trang y tế.
- Trong nhà cần phải hút ẩm, mở điều hoà chế độ sưởi để hạn chế vi khuẩn, virus sinh sôi gây bệnh cho gia đình.
- Không tập luyện thể dục thể thao ngoài trời vào buổi sớm.
- Cần đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh hô hấp để tránh trở nặng và nguy hiểm.
- Người có vấn đề xương khớp, bệnh mạn tính cần chú trọng tới sức khoẻ, khi có dấu hiệu cần đi tới cơ sở y tế khám ngay.
- Giữ ấm cơ thể để đảm bảo nguồn nhiệt.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên, đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng.
- Người dân không phơi quần áo ngoài trời qua đêm.
- Thực hiện việc là quần áo để tiêu diệt nấm mốc bám trên áo quần.
>>>>> Xem thêm: Review Máy lọc không khí Boneco P400: ưu nhược điểm, thông số
Hãy liên hệ với Healthy Air qua Hotline: 0969 910 686 để được trải nghiệm sản phẩm máy lọc không khí nhanh nhất có thể.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm