Các chỉ số đo lường chất lượng không khí trong nhà

04/04/2024
Với tình hình ô nhiễm không khí như hiện nay, các chuyên gia gợi ý rằng mỗi ngôi nhà hay văn phòng, trường học đều cần trang bị một máy thiết bị đo chất lượng không khí. Các thiết bị này sẽ giúp chúng ta biết được bầu không khí mình đang hít thở có sạch hay không và từ đó có những giải pháp cần thiết để giải quyết nó. Vậy đâu là những chỉ số cần phải có trên một thiết bị đo chất lượng không khí, trong bài viết này Healthy Air sẽ giải đáp tới các bạn.

Chỉ số ô nhiễm hạt, bụi bẩn (Particulate Matter)

Particulate Matter, ký hiệu là PM được gọi là bụi. Bụi chỉ một hỗn hợp các hạt vô cơ hay hữu cơ ở dạng lỏng hay dạng rắn, có khả năng bay lơ lửng trong không khí.

Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2.5 micron trở xuống (so sánh với sợi tóc con người thì nó nhỏ hơn khoảng 20 lần).

Bụi mịn PM2.5 chính là thành phần nguy hiểm nhất trong không khí, là chỉ số cần quan tâm nhất trong chất lượng không khí. Bụi mịn PM2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và gây nên các bệnh nguy hiểm như hô hấp, đột quỵ, tim mạch…

Chỉ số bụi mịn PM2.5 là chỉ số bắt buộc trên bất cứ thiết bị đo chất lượng không khí. Một số có thể hiển thị chỉ số AQI (Air Quality Index) được quy đổi từ PM2.5.

Đơn vị tính của PM2.5 là µg/m3. Theo tiêu chuẩn của WHO thì nếu chỉ số PM2.5 từ 0-15 là TỐT, từ 16-25 là VỪA PHẢI, từ 26-35 là KHÔNG TỐT và trên 35 là NGUY HIỂM.

Chỉ số nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy chất lượng không khí tăng hay giảm không phải do nhiệt độ và độ ẩm gây ra. Tuy nhiên, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí trực tiếp làm thay đổi hàm lượng năng lượng của không khí được hít vào, ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp. Ngoài ra độ ẩm, nhiệt độ và áp suất thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da và niêm mạc.

Một ảnh hưởng gián tiếp khác của nhiệt độ và độ ẩm là sự ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật và nấm mốc trong môi trường phòng kín.

>>>> Xem thêm: Nhiệt ẩm kế BONECO X200

Các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) được thải ra dưới dạng khí từ một số chất rắn hoặc chất lỏng. VOCs là một nhóm lớn các hợp chất hóa học có thể được tìm thấy trong nhiều sản phẩm gia dụng như: sơn, chất tẩy rửa, và đồ nội thất. VOCs có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • Kích ứng mắt, mũi, và họng: VOCs có thể gây ra các triệu chứng như: chảy nước mắt, hắt hơi, và ho.
  • Đau đầu: VOCs có thể gây ra đau đầu, chóng mặt, và buồn nôn.
  • Nguy cơ ung thư: Một số VOCs có thể gây ra ung thư.

Nồng độ của nhiều VOCs trong nhà (cao hơn tới mười lần) luôn cao hơn so với ngoài trời. Theo WHO, nồng độ VOCs trong nhà nên dưới 100 μg/m³. Các loại VOCs độc hại thường gặp thường gặp như:

  • axeton
  • benzen
  • formaldehyde
  • styren
  • tetrachloroetylen
  • toluen
  • xylen

Các loại khí độc

Khí độc hại là những loại nguyên liệu nguy hiểm có thể gây thương tích một cách nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Các loại khí độc thường gặp và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cần tranh có thể kể đến:

  • Carbon Dioxit (CO2), không độc nhưng dễ gây ngạt, khó thở.
  • Carbon Monoxit (CO)
  • Lưu huỳnh dioxit (SO2)
  • Clo ( Cl2)
  • Nitrogen dioxide (NO2)
  • Radon (Rn)

Việc theo dõi chất lượng không khí trong nhà là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy sử dụng các sản phẩm theo dõi chỉ số đo lường chất lượng không khí trong nhà để đánh giá mức độ ô nhiễm và đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp.

>>>> Xem thêm: Máy lọc không khí BONECO P500 - Chính hãng Thụy Sĩ

Liên hệ Healthy Air ngay hôm nay qua Hotline: 0969 910 686 để được tư vấn miễn phí về giải pháp lọc không khí phù hợp nhất cho nhà của bạn!

 

0 bình luận, đánh giá về Các chỉ số đo lường chất lượng không khí trong nhà

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06061 sec| 2357.047 kb