Bụi mịn là gì? Tác hại, cách theo dõi chỉ số bụi mịn và cách phòng tránh
Nội dung bài viết
Bài viết hôm nay, hãy cùng Healthy Air tìm hiểu rõ hơn xem bụi mịn là gì, cách theo dõi chỉ số bụi mịn để từ đó đưa ra các giải pháp phòng tránh hiệu quả nhất nhé.
1. Bụi mịn là gì?
Bụi mịn, hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là PM ( viết tắt của từ Particulate Matter) là một dạng phân tử hữu cơ hoặc vô cơ với kích thước siêu nhỏ chỉ tính bằng micromet (µm). Chính vì thế nên bụi mịn sẽ bay lơ lửng trong không khí và mắt thường con người không thể nhìn thấy được. Kích thước của bụi mịn rất đa dạng, điển hình là các loại sau:
-
Bụi siêu mịn PM1.0: kích thước chỉ bằng 1 phần 50 chiều rộng của sợi tóc
-
Bụi mịn 2.5: kích thước bằng 1 phần 20 chiều rộng sợi tóc
-
Bụi mịn 10: kích thước bằng 1 phần 5 chiều rộng sợi tóc
Nguyên nhân gây ra bụi mịn chủ yếu đến từ các hoạt động của con người. Bụi mịn sẽ xuất hiện khi các nhiên liệu hữu cơ trong công nghiệp bị đốt cháy, khí thải ra từ các phương tiện giao thông hay khi xảy ra các vụ cháy rừng, bão cát sa mạc,...
2. Những tác hại khôn lường của bụi mịn đối với sức khỏe
2.1. Gây bệnh hô hấp và nhiều loại bệnh khác
Một trong những tác hại to lớn và điển hình nhất của ô nhiễm không khí bụi mịn đó là con người sẽ mắc phải các loại bệnh về đường hô hấp. Do có kích thước vô cùng nhỏ nên khi hít phải bụi mịn có thể xâm nhập vào cơ thể, vào mắt, mũi khiến cho các bộ phận này bị kích ứng, viêm nhiễm. Không chỉ thế, các loại bụi siêu mịn còn có thể xâm nhập vào đến phổi và các cơ quan hô hấp gây nên rất nhiều các loại bệnh nguy hiểm khác nhau như viêm phổi, tắc nghẽn phổi, viêm phế quản, hen suyễn,...
Với trẻ em, do hệ hô hấp và khả năng miễn dịch chưa được hoàn thiện nên tỉ lệ mắc các loại bệnh về đường hô hấp cao hơn nhiều lần so với người lớn.
2.2. Tạo cơ hội để ung thư phát triển
Theo một nghiên cứu mới đây, WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) đã đưa ra kết luận rằng, ô nhiễm không khí là nguyên nhân về môi trường hàng đầu gây nên ung thư. Theo BS. Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi trung ương, các chất gây ung thư thường là các chất hữu cơ, mà trong bụi mịn có chứa cả chất vô cơ và hữu cơ nên khi đi vào trong cơ thể với nồng độ nhất định sẽ tạo cơ hội hình thành các khối u gây ung thư.
2.3. Làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác
Không chỉ đi sâu vào hệ hô hấp, bụi mịn còn xâm nhập được vào phế nang, vào máu và cả hệ tuần hoàn của cơ thể. Chính vì vậy, ngoài những loại bệnh nguy hiểm cho đường thở, chúng còn gây ra các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gây nhiễm độc máu, rối loạn chức năng gan và ảnh hưởng cả đến hệ thần kinh. Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với bụi mịn trong một thời gian đủ lâu sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể gây nhiễm độc máu nhau thai, làm chậm quá trình phát triển của thai nhi và gây ra các hậu quả như trẻ sinh ra bị thiếu tháng, chậm phát triển, mắc chứng tự kỷ,...
3. Cách theo dõi chỉ số bụi mịn tại khu vực
Trong tình hình ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, nồng độ bụi mịn và khí độc ngày càng tăng cao, có rất nhiều nhà phát triển đã cho ra đời các loại app thông minh có thể đo được chỉ số bụi mịn, chỉ số chất lượng không khí tại một khu vực nhất định. Đặc biệt, có nhiều app có thể sử dụng ngay trên điện thoại di động, vô cùng tiện lợi để chúng ta có thể nắm bắt được tình hình bụi mịn nhanh chóng.
-
AirVisual: ứng dụng này có thể hiển thị chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không khí), dự báo mức độ ô nhiễm trong 7 ngày tiếp theo và đưa ra các biện pháp phòng tránh hiệu quả.
-
Windy: đây là ứng dụng dự báo thời tiết, cung cấp chi tiết các thông số về độ ẩm, tốc độ gió, lưu lượng mưa,... đồng thời sẽ đo được các chỉ số về chất lượng không khí.
-
PAM Air: đây là một ứng dụng được tạo ra bởi một công ty Việt. App có thể thống kê chỉ số AQI của Việt Nam hoặc theo thuật toán của Mỹ.
4. Cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe khỏi bụi mịn
4.1. Đeo khẩu trang đạt chuẩn
Không chỉ bảo vệ chúng ta khỏi Covid 19, việc sử dụng khẩu trang đạt chuẩn còn có thể giúp hạn chế phần nào việc bụi mịn tiếp xúc trực tiếp với mũi, miệng khi đi ra ngoài. Tuy nhiên, khẩu trang cũng chỉ có tác dụng ngăn chặn được các loại bụi kích thước lớn và hoàn toàn bị “đánh bại” bởi hạt bụi siêu mịn. Do đó, vào những ngày chất lượng không khí kém, chỉ số bụi mịn cao, người dân nên hạn chế ra ngoài.
4.2. Sử dụng máy lọc không khí
Bụi mịn không chỉ có ở ngoài môi trường mà còn tồn tại trong cả không gian sống. Và do có kích thước vô cùng nhỏ nên chỉ có cách áp dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến mới có thể loại bỏ được bụi mịn. Trong đó, sử dụng máy lọc không khí trong nhà là giải pháp được chuyên gia khuyến nghị hàng đầu.
Các loại máy lọc không khí chất lượng, đến từ các thương hiệu nổi tiếng hiện nay thường sẽ được trang bị màng lọc HEPA. Loại màng lọc này có thể loại bỏ được bụi mịn PM10, PM2.5 và cả bụi siêu mịn PM 1.0. Song song với đó, máy lọc không khí còn loại bỏ được hoàn toàn lông thú cưng, bụi bông, bụi vải, chất bẩn kích thước lớn. Những mẫu máy có tích hợp đèn UV, màng than hoạt tính, màng ion còn hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, viruss bay lơ lửng, khử mùi hôi, khử khí độc,... trả lại cho không gian sống sự trong lành.
4.3. Sử dụng máy hút bụi, robot hút bụi
Thêm một giải pháp nữa cũng có tác dụng to lớn trong việc loại bỏ bụi mịn đó là sử dụng các loại máy hút bụi hoặc robot hút bụi thông minh. Đặc biệt, người mua nên ưu tiên chọn các loại máy có khả năng hút và lau đồng thời để sàn nhà được sạch sẽ tuyệt đối. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn một số loại robot hút bụi tích hợp thêm bộ lọc không khí để hỗ trợ tối đa cho việc làm sạch không khí và không gian sống.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Video:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm