Mách bạn 5 cách giảm ô nhiễm không khí trong nhà hiệu quả
Tuy nhiên, hiện nay hầu như đa số mọi người đều chỉ quan tâm đến việc phòng tránh ô nhiễm không khí ngoài môi trường mà không biết rằng bầu khí quyển trong chính không gian sống của gia đình mình cũng đang bị ô nhiễm nặng nề.
1. Ô nhiễm không khí trong nhà rất nguy hiểm
Đa số mọi người hiện nay đều lầm tưởng rằng, chỉ cần không mở cửa nhiều thì bụi và khí ô nhiễm sẽ không bay được vào nhà và không khí trong nhà hoàn toàn sạch. Tuy nhiên, thực tế thì không khí trong chính ngôi nhà của bạn cũng đã bị lẫn các tạp chất, bụi bẩn, khí độc từ ngoài môi trường, chỉ là với nồng độ thấp hơn bên ngoài một chút. Hơn nữa, việc thường xuyên đóng cửa nhà sẽ khiến cho không khí bẩn bên trong tích tụ lại, không lưu thông được ra bên ngoài, điều này càng nguy hiểm hơn gấp bội.
Vậy, ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm như thế nào? Việc thường xuyên hít phải không khí ô nhiễm sẽ khiến cho phổi và đường hô hấp suy giảm chức năng hoạt động. Cụ thể hơn, các loại bụi mịn có thể đi sâu vào trong phổi và phế quản tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển. Không khí ô nhiễm còn đem theo rất nhiều loại vi khuẩn, virus, các loại chất độc hóa học gây ra vô số loại bệnh khác nhau như hen suyễn, viêm xoang, đột quỵ, nhiễm trùng đường hô hấp,...
>>> Xem thêm: 5 kinh nghiệm chọn mua máy lọc không khí cần biết
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
2.1. Bụi
Bụi là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là các loại bụi mịn như PM10, PM2.5, PM1.0. Mọi người thường cho rằng bụi xuất hiện trong nhà do bay từ ngoài môi trường vào. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ. Bụi và bụi mịn có thể sinh ra từ rất nhiều nguồn khác nhau như: tế bào da chết của người, các protein có trong nước bọt, nước tiểu và lông thú cưng,... Và đây chính là một trong những tác nhân làm cho nguồn không khí trong nhà bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên.
2.2. Lông thú cưng
Lông của các loại thú cưng trong nhà tưởng chừng như vô hại, chỉ cần dọn dẹp sạch là xong nhưng đây cũng chính là một trong những nguồn làm bẩn không khí trong nhà. Lông thú cưng không chỉ có các sợi kích thước lớn mà còn có nhiều sợi nhỏ mà mắt thường không thể thấy được. Hơn nữa, dù được tắm sạch thường xuyên nhưng trên lông thú cưng vẫn có chứa các loại vi khuẩn, nấm mốc. Khi hít phải lông thú cưng, các thành viên trong nhà có thể bị dị ứng, sưng đường hô hấp, đặc biệt đối với trẻ em còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
2.3. Thảm, ghế sofa
Thảm trải sàn, thảm lau chân và ghế sofa thường được làm từ các chất liệu vải mềm, có sợi. Đây chính là một trong những nơi “trú ngụ” lý tưởng của bụi, ve bọ, nấm mốc, vi khuẩn,... do khi mắc vào các chất bẩn này rất khó để thoát ra nếu không làm sạch bằng dụng cụ chuyên dụng.
2.4. Hoá chất trong nước sơn
Nước sơn tường, sơn nội thất là một trong những loại hoá chất rất độc. Lý do là vì trong các loại nước sơn có chứa các chất hóa học gây hại như:
-
Chì: một trong những chất giúp màu sơn giữ được lâu nhưng cũng vô cùng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu hít phải. Khi tiếp xúc trong thời gian dài, cơ thể có thể bị rối loạn và trí nhớ bị giảm sút.
-
Thuỷ ngân: ngoài chì, trong một số loại sơn còn chứa thuỷ ngân. Chất độc này có thể bay hơi ở nhiệt độ phòng nên dễ dàng đi vào đường hô hấp của con người. Từ đó làm gan và thận bị tổn thương cũng như gây ra các bệnh về phổi, não và hệ nội tiết.
-
Các chất hữu cơ dễ bay hơi: trong nước sơn còn chứa 1 loạt các chất hữu cơ dễ bay hơi mà chúng ta hay nghe với cái tên quen thuộc đó là VOC (benzen, cyclohexane, xylene, formaldehyde, toluene và styrene,...). Khi các chất này tiếp xúc với mắt, mũi, đi vào trong hệ hô hấp sẽ gây kích ứng, đau đầu, buồn nôn,... nồng độ cao có thể gây ung thư và tử vong.
2.5. Khí thải từ nhà bếp
Việc đun nấu hàng ngày tưởng chừng chỉ gây nên mùi khó chịu nhưng điều này còn “góp phần” làm bẩn không khí trong nhà. Khi nấu ăn, đặc biệt là nấu ăn bằng bếp gas sẽ thải ra một lượng nitơ đioxit cao. Loại khí này có thể làm giảm chức năng phổi đồng thời gây nên nhiều loại bệnh về đường hô hấp.
3. 5 cách giảm ô nhiễm không khí trong nhà hiệu quả nhất
3.1. Trồng cây xanh
Trồng thêm cây xanh trong nhà là một trong những giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà đơn giản mà đem lại hiệu quả rất lớn. Chẳng phải tự nhiên toàn Thế Giới đâu đâu cũng tích cực trồng rừng và khuyến khích người dân trồng nhiều cây xanh.
Được xem là một “cỗ máy” lọc không khí tuyệt vời, một số loại cây có thể hút bụi, hấp thụ các chất hoá học có hại điển hình như CO2, khói thuốc, khí Clo,... Không chỉ thế, nhiều giống cây còn có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bay lơ lửng trong không khí. Những loại cây xanh nên trồng trong nhà như cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây tuyết tùng, cây lan ý, cây trường sinh, cây phi lao, cây trầu bà,...
3.2. Sử dụng máy lọc không khí
Trong thời đại ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay thì cần phải có những cỗ máy thực thụ với công nghệ lọc tân tiến mới có thể loại bỏ hoàn toàn chất bẩn trong không khí. Và một trong những thiết bị đem đến hiệu quả cao nhất chính là máy lọc không khí.
Khi lựa chọn được loại máy lọc chất lượng và công suất phù hợp với diện tích nhà, máy sẽ hút không khí bẩn bên ngoài, đi qua nhiều lớp lọc hiện đại và phân tán khí sạch trả lại không gian. Đặc biệt các loại máy lọc có trang bị màng HEPA sẽ loại bỏ được hết chất bẩn, bụi mịn siêu nhỏ, vi khuẩn virus và cả các loại khí độc dễ bay hơi. Ngoài ra, những mẫu máy lọc có trang bị màng than hoạt tính còn có thể loại bỏ hết khói thuốc, các loại mùi hôi, nấm mốc,... Chỉ có như vậy không khí mới sạch, các thành viên trong gia đình mới được hít thở bầu không khí trong lành khi ở nhà.
=> Xem thêm: Tìm hiểu về chỉ số chất lượng không khí và tác động của nó tới sức khoẻ
3.3. Sử dụng máy hút bụi thông minh
Khi quét nhà bằng chổi thông thường, rác và bụi bẩn có thể bay lên và bám vào nội thất nên việc làm sạch bằng các cách truyền thống sẽ không đả hiệu quả cao. Do đó, các chuyên gia khuyên người dùng nên chuyển sang sử dụng các loại máy hút bụi, robot hút bụi thông minh. Những thiết bị này có thể tự động làm sạch mọi ngóc ngách trong nhà với độ chính xác tuyệt đối. Một số loại máy cao cấp còn có thể kết hợp hút bụi và lau nhà để tăng hiệu quả làm sạch. Một số khác còn được tích hợp thêm khả năng lọc không khí để dọn dẹp hết rác bẩn vương trên sàn và bụi nhỏ bay lơ lửng.
Không chỉ trả lại cho chúng ta không gian sạch sẽ và không khí trong lành, việc sử dụng máy hút bụi thông minh còn hỗ trợ giải phóng sức lao động cho các thành viên trong nhà. Bởi ngoài tự động dọn dẹp máy còn có thể tự động sạc pin cùng nhiều chế độ tự động khác vô cùng tiện lợi.
3.4. Thông gió, tạo luồng khí lưu thông
Đóng cửa nhà là một trong những cách để ngăn bụi bẩn từ bên ngoài bay vào khá hiệu quả. Nhưng nếu đóng kín cửa cả ngày sẽ khiến không khí trong phòng không được lưu thông, lâu ngày bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn tích tụ, phát triển.
Vậy làm cách nào để ít mở cửa nhưng không gian bên trong vẫn thông thoáng. Giải pháp chính là sử dụng các loại quạt đối lưu. Với khả năng khuếch tán đều không khí trong phòng, thiết bị này có thể tạo ra luồng khí lưu thông giúp cho không gian có được lượng khí mát tự nhiên. Không chỉ thế, sử dụng quạt đối lưu vào mùa hè còn giúp tiết kiệm được điện năng hiệu quả do quạt làm mát đều không gian nên điều hoà không cần hoạt động với năng suất quá lớn.
3.5. Vệ sinh nhà và thú cưng thường xuyên
Đương nhiên rồi, một ngôi nhà không được dọn dẹp thường xuyên thì nguồn không khí trong đó chắc chắn không thể sạch. Máy lọc không khí có thể loại bỏ hết bụi bay lơ lửng, robot hút bụi có thể làm sạch sàn nhà nhưng chúng không thể nào giúp làm sạch chăn chiếu, ghế sofa, bàn ăn, bàn bếp,... Do đó, mỗi gia đình cần có kế hoạch lau dọn đồ dùng, nội thất thường xuyên. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết để đảm bảo không khí trong nhà được sạch mát.
Video:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm