15+ Tips giúp chống nóng cho căn nhà của bạn hiệu quả
Nội dung bài viết
- 1. Trồng cây lấy bóng mát
- 2. Chống nóng cho mái nhà và ngôi nhà
- 3. Sử dụng đèn compact thay vì đèn sợi đốt
- 4. Sử dụng quạt đối lưu không khí
- 5. Sử dụng máy tạo ẩm
- 6. Sử dụng quạt, điều hòa hợp lý
- 7. Lựa chọn màu sơn tường và vật liệu nội thất mát
- 8. Hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện
- 9. Lắp 2 cửa sổ trong cùng 1 phòng
- 10. Luôn kéo rèm cửa vào ban ngày
- 11. Giữ cho nhà cửa sạch sẽ
- 12. Đóng cửa vào ban ngày
- 13. Thay đệm và ga trải giường
- 14. Đặt quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ
- 15. Tạo lớp chống nhiệt tự nhiên cho giường ngủ
1. Trồng cây lấy bóng mát
Trồng cây lấy bóng mát để chống nóng
Giải pháp đầu tiên giúp chống nóng cho nhà của bạn mà Healthy Air đưa ra là việc trồng cây lấy bóng mát. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời khi đi qua tán cây sẽ được tán lá hấp thụ nhiệt làm nền nhiệt giảm xuống rõ rệt. Lúc này, quá trình quang hợp diễn ra mạnh mẽ tạo ra khí oxy và hơi nước giúp không gian xung quanh cây thêm phần mát mẻ hơn.
Bên cạnh đó, việc trồng cây xanh còn giúp tạo bóng râm, ngăn bụi và lọc không khí cho không gian xung quanh. Tuy nhiên, không phải ngôi nhà nào cũng đủ rộng để trồng những loại cây bóng mát lớn xung quanh. Thay vào đó, bạn có thể trồng các chậu hoa ở hành lang, lan can kính... hoặc các loại cây thân leo, giàn hoa để chống nóng và thanh lọc không khí xung quanh nhà.
=> Xem thêm: Thời tiết quá nóng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
2. Chống nóng cho mái nhà và ngôi nhà
Mái nhà và tường nhà chính là nơi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất. Do đó, trong quá trình thi công tường và mái nhà để hạn chế ngôi nhà nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông, bạn nên cách nhiệt tốt cho ngôi nhà.
Chống nóng cho mái nhà
Bạn có thể sử dụng các tấm cách nhiệt chống nóng cho trần nhà như bông thủy tinh, túi khí, rockwool, XPS,…Ngoài khả năng chống nóng ra thì chúng còn có thể chống cháy và cách âm tốt. Tuy nhiên, trong quá trình lắp đặt cách nhiệt cho ngôi nhà, cần giữ khoảng cách giữa mái và trần nhà để giảm sự tác động của nhiệt độ vào bên trong căn nhà.
Đối với tường nhà, trong quá trình xây dựng xây dựng các bạn có thể lựa chọn gạch block hoặc xây tường 2 lớp để cách nhiệt. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng thêm sơn cách nhiệt cho tường.
Nếu tường ngoài của ngôi nhà sử dụng chất liệu kính thì bạn nên lắp thêm tấm che nắng, rèm cửa để ngăn và làm giảm bức xạ nhiệt trực tiếp vào nhà. Hoặc có thể sử dụng sơn kính cách nhiệt giúp làm giảm lượng nhiệt, tia UV gây hại truyền vào nhà.
3. Sử dụng đèn compact thay vì đèn sợi đốt
Nếu nhà bạn đang sử dụng đèn sợi đốt thì hãy thay thế chúng bằng đèn compact. Bóng đèn sợi đốt vừa tiêu tốn nhiều điện năng hơn mà khi hoạt động nó còn toả ra một nguồn nhiệt lớn, khiến cho không gian xung quanh nóng hơn.
4. Sử dụng quạt đối lưu không khí
Quạt đối lưu sẽ giúp lưu thông không khí toàn bộ không gian trong phòng liên tục và ổn định nhiệt độ trong phòng. Giúp cho mọi ngóc ngách trong căn phòng đều có hơi mát tự nhiên. Từ đó giúp giúp cho các thiết bị như quạt, điều hoà không cần phải hoạt động tối đa công suất, giúp tiết kiệm điện năng.
Sử dụng quạt đối lưu không khí để làm mát căn phòng
Ngoài ra, quạt đối lưu còn giúp không khí trong phòng luôn được thông thoáng, loại bỏ những mùi khó chịu sinh ra khi nấu ăn, sinh hoạt, mang lại cảm giác khoan khoái và thư thái.
5. Sử dụng máy tạo ẩm
Sử dụng máy tạo ẩm để làm mát không gian
Vào mùa hè, không gian khá khô nóng, bí bách, máy tạo ẩm giúp làm giảm cảm giác nóng bức và khó chịu. Khi hoạt động máy tạo ẩm sẽ phun sương nước vào không khí, giúp tăng độ ẩm trong không gian. Khi độ ẩm tăng, không khí trở nên mát mẻ hơn, giúp làm giảm cảm giác nóng bức.
6. Sử dụng quạt, điều hòa hợp lý
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng quạt và điều hòa tăng lên, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho hợp lý và thông minh, vừa làm mát ngôi nhà, vừa giúp tiết kiệm điện năng.
Khi sử dụng quạt bạn nên điều chỉnh để gờ trước của cánh quạt cao hơn giúp tạo ra luồng gió và lưu thông không khí trong phòng hiệu quả hơn. Vào buổi tối khi mà nhiệt độ đã giảm xuống, bạn nên mở cửa sổ và đặt quạt gần cửa sổ để lấy luồng gió và không khí tự nhiên ngoài trời vào trong căn phòng. Nếu căn phòng hay ngôi nhà của bạn chưa đủ mát thì bạn có thể sử dụng thêm một chậu nước đá đặt phía trước quạt, điều này sẽ giúp không khí trong ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn.
Với những gia đình sử dụng điều hòa, thì khi sử dụng bạn nên cài đặt mức nhiệt độ chỉ thấp hơn khoảng 8 - 10 độ C so với ngoài trời. Nhiệt độ 26 độ C được cho là thích hợp nhất. Vừa mang lại không gian mát mẻ, vừa tiết kiệm được điện năng tiêu thụ mà còn giúp tránh được tình trạng đau đầu, chóng mặt khi bước từ phòng lạnh ra ngoài trời.
=> Xem thêm: Có nên sử dụng máy phun sương hơi nước trong lúc thời tiết nắng nóng?
7. Lựa chọn màu sơn tường và vật liệu nội thất mát
Màu sắc của sơn tường và đồ nội thất trong phòng cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ trong phòng. Vì vậy, khi trang trí phòng, bạn nên lựa chọn sơn nhà bằng các tông màu nhạt, không có khả năng hấp thụ nhiệt để làm giảm sự hấp thụ nhiệt. Các màu sơn như màu vàng đất, bã trầu, trắng hay xanh rêu vừa mang lại cảm giác mát mẻ lại gần gũi với thiên nhiên, phù hợp với không gian nội thất. Đặc biệt là với các không gian nằm ở hướng có nhiều ánh nắng thì nên giảm tông màu ấm và tăng sử dụng tông màu lạnh để tạo cảm giác mát mẻ, thư giãn.
Đối với đồ nội thất trong nhà, mọi người nên chọn đồ được làm từ các chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên như gỗ, lá, đá hoa cương,…để mang lại cảm giác mát mẻ.
8. Hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện
Việc sử dụng nhiều thiết bị điện sẽ khiến cho ngôi nhà nóng hơn tới vài độ bởi trong quá trình các thiết bị điện hoạt động, chúng sẽ toả ra 1 lượng nhiệt nhất định. Vì thế, thay vì sử dụng các thiết bị điện rải rác khắp nhà thì các bạn nên tập trung sử dụng các thiết bị trong một không gian chung và tắt các thiết bị ở khu vực khác đi.
9. Lắp 2 cửa sổ trong cùng 1 phòng
Để ngôi nhà trở nên mát mẻ, thông thoáng hơn thì khi xây nhà bạn nên thiết kế căn phòng với 2 cửa sổ trở lên sẽ giúp gió trong phòng lưu thông tốt hơn. 1 cửa mở để gió thổi vào nhà và 1 cửa khác mở để cho luồng gió từ trong nhà đi ra, tạo thành luồng gió lưu thông tự nhiên.
Lưu ý: Khi sắp xếp đồ đạc trong phòng nên chú ý không để các đồ dùng chắn trước cửa sổ để tránh là cản hướng gió lưu thông.
10. Luôn kéo rèm cửa vào ban ngày
Luôn kéo rèm cửa vào ban ngày
Để giảm lượng nhiệt tác động vào ngôi nhà bạn nên sử dụng thêm mành cửa/ rèm cửa. Vào ban ngày, trời nhiều nắng thì kéo mành/ rèm xuống để giảm bớt ánh nắng chiếu vào căn phòng. Vào ban đêm có thể kéo mành lên và mở cửa sổ để căn nhà thông thoáng hơn.
11. Giữ cho nhà cửa sạch sẽ
Việc giữ cho ngôi nhà sạch sẽ và gọn gàng cũng mang đến cảm giác mát mẻ cho ngôi nhà. Do đó, bạn cần thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. Đối với những đồ dùng, vật dụng không cần thiết thì nên bỏ đi để ngôi nhà trông thoáng hơn và giảm sự tích nhiệt.
12. Đóng cửa vào ban ngày
Đóng cửa vào ban ngày là việc chống nóng dễ dàng nhưng hiệu quả. Thực tế có đến 30% lượng nhiệt đi vào nhà thông qua cửa và cửa sổ. Do đó, vào mùa hè, các bạn nên đóng kín cửa/ cửa sổ vào ban ngày, đặc biệt là những ngôi nhà có cửa sổ nằm ở vị trí hướng tây và tây nam.
13. Thay đệm và ga trải giường
Vào mùa hè việc sử dụng đệm và ga trải giường khiến chúng ta cảm thấy vô cùng nóng nực, bí bách khi nằm ngủ. Do đó bạn có thể thay thế đệm bằng chiếu tre, chiếu trúc để giảm bớt sự bí bách, khó chịu. Nếu bạn vẫn muốn được nằm trên chiếc đệm êm vào mùa hè thì nên chọn loại đệm có chất liệu thông thoáng và sử dụng chiếu điều hoà bên trên nệm thay vì ga trải giường.
14. Đặt quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ
Điều chỉnh hướng quay của quạt trần theo ngược kim đồng hồ
Có thể bạn chưa biết quạt trần có thể điều chỉnh theo mùa. Do đó, vào mùa hè, để không gian mát hơn bạn có thể cài đặt quạt chạy ngược chiều kim đồng hồ, lúc này tốc độ quay của cánh quạt sẽ nhanh hơn, luồng khí sẽ mạnh và mát hơn, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
15. Tạo lớp chống nhiệt tự nhiên cho giường ngủ
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm chống nhiệt tự nhiên cho giường ngủ như túi chườm mát. Bạn có thể đặt túi chườm mát dưới gối hoặc chân giường trong những ngày nắng nóng cao điểm. Nếu không có túi chườm mát bạn có thể làm một chiếc túi chườm mát tự chế bằng cách bỏ đá bào vụn vào các túi nilon chống thấm để đặt dưới chân giường. Cách này làm mát cũng rất hiệu quả.
Trên đây là 15+ tips giúp chống nóng cho căn nhà của bạn hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn giảm bớt cơn nóng nực trong mùa hè này.
=> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy tạo ẩm phun sương hiệu quả cao trong những ngày nắng nóng
Video:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm