Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

16/05/2023
Healthyair
Healthyair
Chúng ta vẫn thường xuyên được cảnh báo về tình trạng ô nhiễm khói bụi trong không khí ngoài trời, đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Một số ý kiến thì lại cho rằng chất lượng không khí trong nhà ô nhiễm hơn ngoài trời nhiều lần. Vậy, thực chất thì chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không? Dưới đây Healthy Air sẽ làm rõ điều này.

Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

1. Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

Thời gian chúng ta sinh hoạt trong nhà lên đến 90%. Do đó chất lượng không khí sạch trong nhà thực sự quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mỗi chúng ta.

Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp nhiều lần so với mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời. Có đến nhiều hơn 30 tác nhân khiến cho môi trường trong nhà bị ô nhiễm, trong số đó có nhiều tác nhân nằm trong danh sách các chất gây ung thư được WHO khuyến cáo như: Benzen, tetrachloroethylene, trichlorethylene, fomandehit…

=> Xem thêm: Chất lượng không khí Việt Nam hiện tại như thế nào? Có an toàn không?

Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

Chất lượng không khí trong nhà ô nhiễm hơn ngoài trời

Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Khi nồng độ ô nhiễm trong không khí trong nhà ở mức độ nhẹ thì có thể gây nên một số tình trạng kích ứng da hay chảy nước mắt. Tuy nhiên, nếu nồng độ ô nhiễm ở mức độ nặng, các chất ô nhiễm và bụi mịn có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch thì bụi mịn và các chất ô nhiễm có thể khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng của bệnh, tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim, đột quỵ ở người bệnh. 

2. Vì sao không khí trong nhà lại ô nhiễm và gây hại hơn cả không khí ở ngoài trời? Nguyên nhân do đâu?

Ngôi nhà của chúng ta là một khối kiến trúc khép kín mà ở đó tất cả thành viên trong gia đình đều cùng chia sẻ bầu không khí hạn chế trong đó. Trong khi đó, mọi hoạt động sinh hoạt đều diễn ra trong không gian ấy: làm việc, vui chơi, ăn uống, nấu ăn… nhưng không khí trong nhà thì ít được lưu thông. 

Với một bầu không khí trong nhà “hỗn tạp” như vậy, đây chỉnh là nguyên nhân gây ra các bệnh về như bệnh hen suyễn, dị ứng, các loại bệnh về tim mạch, thậm chí là ung thư.

Có nhiều tác nhân dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà, trong đó có thể chia thành 2 nhóm tác nhân chính:

Tác nhân gây ô nhiễm từ môi trường bên ngoài

Nhà bạn không của bạn không phải lúc nào cũng đóng cửa 100%, do đó, các ô nhiễm từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào trong nhà khi bạn mở cửa hay khi bạn ra ngoài, các bụi bẩn, ô nhiễm bám trên quần áo, giày dép…để rồi vô hình bạn đem chúng vào nhà khi bạn trở về. Các ô nhiễm này đều chủ yếu là các loại bụi thô và bụi mịn.

Tác nhân gây ô nhiễm từ các hoạt động trong nhà

Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

Tác nhân gây ô nhiễm từ các hoạt động trong nhà

Bạn có thể cảm nhận rõ rệt các tác nhân ô nhiễm không khí trong nhà, những thứ bạn có thể dễ dàng nhìn thấy: những sợi khoáng chất, bụi bẩn từ vải vóc, len dạ, thảm chùi chân, thảm trải sàn, các chất chống ẩm phủ trên tường. Ngoài ra còn có các chất  ô nhiễm có nguồn gốc sinh học như: nấm mốc, chất dị ứng do vật nuôi, sâu bọ, gián, đồ ăn để lâu ngày… cũng là tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm trong nhà.

Một số ô nhiễm khác thường khó nhìn thấy nhưng luôn tồn tại, đó là các chất ô nhiễm hóa học như: Khí đốt của máy sưởi, miếng dùng để nướng đồ ăn, mùi sơn tường, các chất tẩy rửa, chất chống ẩm, nước xịt phòng, cồn, vecni, khói thuốc lá, các chất có trong các loại gỗ công nghiệp, gỗ ép,…

Ngoài ra, chất ô nhiễm trong nhà cũng có thể đến từ các khí và mùi độc hại được thoát ra từ các đồ vật, thiết bị trong nhà như: Tủ lạnh, điều hòa, máy sấy, máy rửa bát, lò nướng, nó vi sóng, bếp gas,…khi chúng hoạt động

=> Xem thêm: VOCS là gì? Tác hại và cách phòng tránh hiệu quả

3. Làm sao để giảm tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Có rất nhiều cách để làm giảm tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà, hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm không khí đem lại cho mọi người. Và dưới đây là một số giải pháp mà Healthy Air muốn gợi ý cho các bạn:

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

Vệ sinh, hút bụi nhà cửa thường xuyên

Để cải thiện chất lượng không khí trong nhà thì việc dễ và cũng là cần thiết nhất đó là vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà thường xuyên. Điều này sẽ giúp hạn chế bụi bẩn, các chất ô nhiễm lưu lại trên các vật dụng, nội thất trong nhà, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Trồng cây để thanh lọc không khí

Cây xanh được biết đến là có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Vì thế để không khí trong nhà luôn mát mẻ và được lưu thông, bạn nên trồng một số loại cây có tác dụng thanh lọc không khí tốt như: lưỡi hổ, đa búp đỏ, lan ý, nha đam, thường xuân, đồng tiền…. 

Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa, khói thuốc

Để đảm bảo không khí trong nhà luôn sạch, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các chất ô nhiễm hoá học như các loại chất tẩy rửa, các loại sơn tường, nước xịt phòng. Bên cạnh đó, việc hút thuốc trong phòng cũng cần hạn chế để không ảnh hưởng đến không khí trong nhà, tránh việc những người khác phải hút khói thuốc thụ động. 

Giữ cho nhà luôn khô ráo

Giữ cho nhà cửa luôn khô ráo, đặc biệt là vào những ngày thời tiết mưa, nồm ẩm. Việc đóng kín cửa, bật điều hòa có thể hạn chế hơi ẩm từ bên ngoài đi vào trong nhà. 

Trong những ngày khô hanh thì việc mở tung các cửa sổ để cho không gian được thông thoáng. trong điều kiện hoặc thời tiết không cho phép mở cửa, bạn nên cân nhắc sử dụng hệ thống thông gió cho phòng bếp, phòng tắm, hay các loại điều hòa có chức năng lọc không khí để hạn chế tình trạng ô nhiễm trong nhà .

Sử dụng máy lọc không khí

Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

Sử dụng máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm có chức năng lọc sạch không khí, giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà mà bạn có thể lựa chọn để làm sạch không gian trong ngôi nhà thân yêu của mình hay những không gian sống khác. Các dòng máy lọc không khí đều được trang bị các công nghệ lọc không khí tiên tiến, tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại công nghệ hiệu quả nhất vẫn là các dòng sản phẩm máy lọc không khí sử dụng màng lọc HEPA và than hoạt tính. Một số dòng sản phẩm lọc không khí còn kết hợp thêm cả công nghệ Plasma Ion giúp giải phóng các ion âm (-) ra môi trường không khí để loại bỏ những tác nhân gây hại lơ lửng trong không khí như bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, virus, ... mang lại luồng không khí trong lành, thoải mái và tươi mát hơn.

Ngoài ra, trong những ngày thời tiết nắng nóng phải sử dụng điều hoà, bên cạnh bật máy lọc không khí, mọi người nên sử dụng thêm máy tạo ẩm để tránh bị khô da, nứt nẻ, khó chịu...hoặc có thể lựa chọn dòng máy lọc không khí kết hợp tạo ẩm. Một số thương hiệu máy lọc không khí, máy lọc không khí tạo ẩm uy tín, chất lượng mà mọi người có thể tham khảo như: BONECO, Philips, Panasonic, LG...

Như vậy, qua những thông tin trong bài viết ở trên chúng ta đã biết được chất lượng không khí trong nhà kém hơn ngoài trời. Do đó, để đảm bảo sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, bạn cần có những biện pháp để làm sạch không khí, giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ, thông thoáng.

Video:

 

Healthyair
Healthyair

Công ty CP Giải pháp Khí sạch Việt Nam Healthy Air là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các sản phẩm liên quan tới không khí sạch

Have 0 comments, reviews about Chất lượng không khí trong nhà có kém hơn ngoài trời không?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Comment product
Click here to rate
Sender information
0.04984 sec| 2394.43 kb
DMCA.com Protection Status