6 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay

29/11/2023
Healthyair
Healthyair
Nếu được hỏi về các thương hiệu máy lọc không khí thì chắc hẳn nhiều người sẽ trả lời được ngay...nhưng nếu hỏi về công nghệ lọc không khí thì lại ít ai biết. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về các công nghệ lọc không khí phổ biến của máy lọc không khí.

6 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay

6 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay

6 công nghệ lọc không khí phổ biến hiện nay

1. Công nghệ lọc không khí HEPA

HEPA (High Efficiency Particulate Air) là bộ lọc không khí hiệu suất cao có khả năng lọc được các hạt bẩn, vi khuẩn, chất ô nhiễm có kích thước siêu nhỏ đến 0,3 micromet mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Đây chính là công nghệ lọc được ứng dụng rộng rãi trên các dòng máy lọc không khí hiện nay. Một màng lọc có thể sử dụng được trong 2 - 4 năm mới cần phải thay thế.

6 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay

Công nghệ lọc không khí HEPA

Bộ lọc HEPA được cấu tạo từ nhiều sợi thuỷ tinh (Đường kính của các sợi nằm trong khoảng từ 0.5 - 2 micromet) được liên kết với nhau tạo thành một bề mặt dày và lớn.

Khi không khí bẩn đi qua màng lọc HEPA, các chất bụi bẩn, vi khuẩn, ô nhiễm có trong không khí sẽ bị lớp màng lọc này giữ lại và trả lại không gian bầu không khí sạch sẽ, trong lành.

Màng lọc Hepa được biết đến với khả năng lọc sạch đến 99,97 các chất ô nhiễm, bụi mịn PM2.5, PM10, vi khuẩn, chất dị ứng, khói thuốc lá… với đường kính siêu nhỏ chỉ từ 0.3 micron (nhỏ hơn sợi tóc người 50 - 150 lần), hạn chế các bệnh về dị ứng và hô hấp.

Tham khảo: Top 10 hãng máy lọc không khí chất lượng hàng đầu thế giới

2. Công nghệ than hoạt tính

Than thường hoặc than củi sẽ trải qua một quá trình nhiệt hóa than để tách carbon (than) ra khỏi cấu trúc ban đầu và biến đổi thành than hoạt tính. Và cấu tạo lõi rỗng của than hoạt tính có khả năng giữ lại và làm vô hiệu các mùi hôi khó chịu, tạp chất độc hại, các chất hoá học có hại cho sức khoẻ. Từ đó mà màng lọc than hoạt tính có khả năng hấp thụ và vô hiệu các chất độc hóa học, khí VOCs, mùi hôi từ đồ gỗ, thuốc lá, lông thú cưng,...

3. Công nghệ lọc không khí ion âm

Quá trình đô thị hoá ngày càng phát triển khiến cho diện tích tự nhiên đang dần bị thu hẹp. Đây chính là lý do dẫn đến việc thiếu hụt các ion âm tự nhiên, khiến cho chất lượngkhông khí ngày càng nghiêm trọng hơn. Đó là lý do các dòng máy lọc không khí hiện nay trang bị thêm công nghệ lọc không khí ion âm.

Công nghệ ion âm lọc không khí bằng cách: Bản chất các ion khí như O2(oxy) và N2(nitro) mang điện tích âm (-) còn các chất ô nhiễm, tạp chất trong không khí thì mang điện tích dương (+). Khi máy lọc không khí phát tán ion âm vào trong không khí, chúng sẽ hút vào các ion dương là các chất ô nhiễm, các ion âm bám xung quanh chất bẩn khiến chúng nặng hơn và rơi xuống đất. Điều này hạn chế cho các chất độc hại, bụi bẩn lơ lửng trong không khí gây hại cho sức khoẻ. Khi các tạp chất này rơi xuống đất sẽ bị loại bỏ thông qua việc quyét dọn, lau chìu, hút bụi nhà cửa. 

Ngoài ra, các ion âm còn được biết đến như là vitamin không khí, giúp giảm thiểu các nguy cơ nhiễm trùng, loại bỏ cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Công nghệ ion âm được ứng dụng trên máy lọc không khí với các tên khác nhau: Plasmacluster ion, Plasma Ionizer….

4. Công nghệ lọc không khí tia UV

Một công nghệ lọc không khí khác cũng được ứng dụng khá phổ biến trên máy lọc không khí là công nghệ tia UV (tia UV-C). Công nghệ này rất an toàn và không gây hại cho sức khoẻ của người dùng nhưng lại có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây hại.

6 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay

Công nghệ lọc không khí tia UV-C

Khi máy lọc không khí sử dụng công nghệ tia UV, máy sẽ chiếu ra tia UV-c và khi các vi khuẩn, virus trong không khí bay đến chúng sẽ bị đốt cháy. Tia UV-C có khả năng phá vỡ các cấu trúc DNA của các vi sinh vật gây hại này, ngăn chặn việc chúng phát triển. Ngoài vi khuẩn, virus, tia UV-C cũng có thể tiêu diệt. Ngoài ra, tia UV-C còn có khả năng tiêu diệt các bào tử nấm mốc, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của chúng.

Công nghệ diệt khuẩn tia UV trên các máy lọc không khí sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc cũng như các mầm mống bệnh tật nguy hiểm lây lan trong không khí và xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

Máy lọc không khí sử dụng công nghệ lọc tia UV hoạt động rất êm ái, cũng rất dễ dàng trong việc bảo trì, sửa chữa thiết bị khi sử dụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả lọc không khí tốt nhất, công nghệ tia UV được tích hợp với các công nghệ lọc không khí khác như HEPA hay ion âm.

Đừng bỏ lỡ: [THẮC MẮC] - Có nên dùng máy lọc không khí trong phòng ngủ không?

5. Công nghệ lọc không khí Ozone

Công nghệ Ozone cũng có khả năng làm sạch không khí hiệu quả và an toàn khi được sử dụng đúng cách. Khi hoạt động, máy tạo ra và phóng các phân tử ozone ra ngoài để tiêu diệt các vi khuẩn, nấm mốc có trong không khí, phá vỡ cấu trúc phân tử mùi, loại bỏ được mùi hôi hiệu quả cũng như loại bỏ một số chất gây ô nhiễm trong không khí, như hóa chất, hương thơm, và khí độc hại.

6 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay

Công nghệ lọc không khí Ozone

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến một số hạn chế và nguy cơ khi sử dụng công nghệ lọc không khí bằng ozone:

  • Nguy cơ cho sức khỏe: Ozone có thể gây hại cho sức khỏe nếu được hít thở ở mức độ cao. Việc sử dụng quá nhiều ozone trong không gian đóng có thể gây ra vấn đề về hô hấp và sức khỏe.

  • Không an toàn cho môi trường: Ozone cũng có thể gây hại cho môi trường nếu được phát tán vào không khí ở mức độ cao.

  • Không phải là giải pháp cho mọi vấn đề: Công nghệ lọc không khí bằng ozone không phải là giải pháp cho mọi vấn đề, và nó không loại bỏ một số chất gây ô nhiễm như hạt bụi mịn.

  • Trước khi quyết định sử dụng máy lọc không khí bằng ozone, người tiêu dùng nên xem xét kỹ lưỡng các ưu và nhược điểm của nó, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất cũng như mức độ an toàn trong quá trình sử dụng.

6. Công nghệ lọc không khí NanoE

NanoE được biết đến là các phân tử nước siêu nhỏ có các gốc OH tự do mang điện tích. Chúng có nhiệm vụ hấp thụ các hydro ở trong vi khuẩn, virus, bụi bẩn…để tạo thành nước và ức chế hoạt động của chúng.

Do đó, với các dòng máy lọc không khí được trang bị công nghệ lọc không khí NanoE, khi hoạt động, hơi nước sẽ được ngưng tụ bên trên đỉnh bộ phát. Sẽ có một dòng điện áp cao được dẫn đi qua hơi nước đó để các phân tử nước tích điện tạo thành các phân tử NanoE. Sau đó, các phân tử này được phát tán ra ngoài không khí và gặp vi khuẩn, vius, nấm mốc, bụi bẩn…, các gốc OH tự do trong phân tử NanoE sẽ tách lấy hydro bên trong vi khuẩn để tạo thành nước. Khi đó, các loại nấm mốc, vi khuẩn sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

Ngoài tiêu diệt vi khuẩn, công nghệ NanoE có khả năng khử được đa dạng các mùi gây khó chịu như mùi ẩm mốc, thuốc lá, mồ hôi, thuốc lá, vật nuôi, thức ăn bằng cách xâm nhập vào từng sợi vải, ức chế hoạt động của phần tử gây mùi, cũng như lọc sạch đến 99% các loại bụi bẩn, vi khuẩn.

Trên đây là 6 công nghệ lọc không khí phổ biến được trang bị trên máy lọc không khí. Những công nghệ này có thể giúp tiêu diệt và loại bỏ đến 99% các loại bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa, các chất ô nhiễm, khói độc hại. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc máy lọc không khí với trang bị công nghệ lọc tiên tiến và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình và gia đình.

Xem thêm: [TÌM HIỂU] Các Loại Màng Lọc Không Khí Phổ Biến Hiện Nay

Healthyair
Healthyair

Công ty CP Giải pháp Khí sạch Việt Nam Healthy Air là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các sản phẩm liên quan tới không khí sạch

Have 0 comments, reviews about 6 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Comment product
Click here to rate
Sender information
0.03629 sec| 2386.945 kb
DMCA.com Protection Status