5 chất gây dị ứng phổ biến tại nơi làm việc và cách phòng tránh

23/02/2024
Nhân viên làm việc toàn thời gian có thể dành tới hơn 1/4 thời gian trong tuần tại nơi làm việc. Khoảng thời gian ở công ty, văn phòng, nhà xưởng,... nhiều như vậy có thể khiến nhân viên tiếp xúc với các chất gây dị ứng, dẫn đến một tuần làm việc tồi tệ cùng các triệu chứng kéo dài.

Các biểu hiện dị ứng tại nơi làm việc có thể nhẹ đến nghiêm trọng bao gồm: Viêm mũi dị ứng, Viêm da tiếp xúc, Khó thở và các cơn hen suyễn, Sốc phản vệ,... Ngoài những triệu chứng về thể chất này, dị ứng cũng có thể gây ra một loạt các triệu chứng về tinh thần như: Mù não, Mệt mỏi, Lo lắng, Trầm cảm.

Những chất gây dị ứng phổ biến tại nơi làm việc cũng có thể được tìm thấy ở nhà. Các nhà tuyển dụng có trách nhiệm phải cân nhắc các biện pháp cải thiện chất lượng không khí trong một môi trường làm việc có nhiều nguồn gây dị ứng tiềm ẩn và nhiều người bị ảnh hưởng hơn.

Để có một nguồn nhân sự hạnh phúc và năng suất hơn, nhà tuyển dụng cần quan tâm và nắm rõ các chất gây dị ứng phổ biến tại nơi làm việc dưới đây:

1. Bụi trong môi trường làm việc

Bụi thường xuất hiện nhiều ở khu vực chung của tòa nhà, văn phòng và các cơ sở khác. Bụi bao gồm vô số hạt nhỏ li ti có thể dễ dàng bay lơ lửng trong không khí và bám trên các bề mặt. Đó có thể là: Gàu, vảy da, Các sợi nhỏ khác nhau, Lông người và động vật, Hạt, bụi bẩn, đất hoặc cát, Lá và các bộ phận khác của cây, Vi khuẩn, nấm mốc,...

Khi hít phải, hỗn hợp các chất này sẽ kích thích đường hô hấp và gây ra phản ứng dị ứng.

Bụi trong nhà có thể đến từ ngoài trời (như bụi mịn hoặc khói bụi từ ​​xe cộ bay qua cửa sổ) và được mang từ nơi này sang nơi khác trên quần áo của chúng ta. Bụi cũng thường được tìm thấy trong thảm, đồ nội thất bọc nệm và máy lạnh.

Giải pháp: Ngoài việc thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh hoặc loại bỏ thảm cũ, đảm bảo hệ thống HVAC được sạch sẽ, chúng ta cũng cần lưu ý bụi phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Độ ẩm lý tưởng trong phòng nên khoảng 40% - 50% để giảm chất gây dị ứng này tại nơi làm việc.

2. Hạt phấn hoa bay theo gió

Chất lượng không khí tại nơi làm việc thường liên quan đến không khí trong phòng nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các nguồn ngoài trời. Hạt phấn hoa ngoài trời có thể bay vào trong nhà qua cửa sổ và hệ thống HVAC. Đặc biệt là vấn đề khi hệ thống HVAC bị hỏng bộ lọc hoặc không thay thế bộ lọc cũ, kém hiệu quả làm cho hạt phấn cũng có thể được đưa vào nơi làm việc thông qua cây trồng trong nhà thụ phấn.

Hạt phấn hoa được cây tạo ra để đưa tế bào sinh sản của chúng đến cây khác. Đôi khi, phấn hoa được mang đến các phần khác của cùng một cây. Hạt phấn nhỏ li ti dễ dàng bay từ cây, cỏ và hoa theo gió. Chúng có kích thước từ 6 micron đến 100 micron. Hít phải phấn hoa có thể kích thích các cơn hen suyễn, dị ứng và các triệu chứng khác. 

Giải pháp: Các nhà tuyển dụng có thể kiểm soát sự tiếp xúc với phấn hoa và ngăn chặn chất gây ô nhiễm ngoài trời khỏi môi trường trong phòng bằng cách chọn lọc gió HVAC (được xếp hạng MERV 16) cho không gian lớn trên 200m2 và thay thế bộ lọc trước khi hết thời hạn hiệu quả. Bạn cũng có thể theo dõi chất lượng không khí ngoài trời và đóng cửa sổ vào những ngày có nồng độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao như phấn hoa.

3. Nấm mốc trên tường

Nấm mốc là một loại nấm phát triển từ các bào tử trong không khí. Nó thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp và không có nhiều luồng không khí, đó là lý do tại sao phòng vệ sinh, nhà tắm và không gian gác xép thường bị nấm mốc. Nó thường đơn giản là do điều kiện ẩm ướt và thiếu thông gió gây ra, nhưng đôi khi nấm mốc trên tường có thể do rò rỉ đường ống nước, cả bên trong và bên ngoài phòng làm việc.

Những người trong văn phòng có thể trải nghiệm các triệu chứng do hít phải mốc. Mốc và các chất gây ô nhiễm sinh học, hóa học khác có thể là yếu tố gây ra Hội chứng bệnh văn phòng (SBS). Ban đầu, bệnh có những triệu chứng đặc trưng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ… Lâu dài, người mắc hội chứng văn phòng có thể mắc các bệnh về cột sống cổ, chèn ép dây thần kinh đốt sống cổ, dẫn đến thiếu máu não, các căn bệnh về khớp, hô hấp…

Giải pháp: Bạn có thể kiểm soát sự phát triển của mốc bằng cách duy trì độ ẩm trong nhà khoảng 40%. Nhiệt độ môi trường xung quanh tòa nhà không nên quá ấm, vì điều này sẽ khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

Nếu có rò rỉ nước, bạn có thể cần thợ sửa ống nước hoặc nhà thầu HVAC để kiểm soát rò rỉ và ngăn chặn sự phát triển của mốc. Ngoài ra, còn có các giải pháp lọc không khí hiệu quả có thể giúp giảm bào tử mốc trong môi trường làm việc.

>>>>> Xem thêm: Máy lọc không khí dành cho văn phòng BONECO P710

4. Lông thú cưng bay đến tận nơi làm việc

Ngay cả khi nơi làm việc không cho phép mang thú cưng đến, vẫn hoàn toàn có khả năng gây ra phản ứng dị ứng cho đồng nghiệp từ thú cưng và động vật. Lông thú cưng có thể được chủ mang trên quần áo mọi nơi họ đến, kể cả đi làm. Khi đã ở trong môi trường, lông thú cưng dễ dàng bị hít vào không khí hoặc bám vào đồ đạc, thảm trải sàn.

Giải pháp: Tránh sử dụng sàn trải thảm. Nơi làm việc có thảm nên được hút bụi thường xuyên. Nếu bạn có thú cưng và muốn giúp đồng nghiệp thở dễ dàng hơn, bạn có thể tắm cho chúng thường xuyên và giữ quần áo sạch sẽ, tránh xa thú cưng trước khi đi làm.

Bạn cũng có thể sử dụng máy lọc không khí BONECO P130 hoặc máy lọc không khí cá nhân BONECO P50 để lọc lông thú cưng và làm sạch không khí tại bàn làm việc của mình. 

>>>>> Xem thêm: Máy lọc không khí dành cho cá nhân, bàn làm việc BONECO P130

5. Chất kích thích hóa học bay trong không khí từ chất tẩy rửa

Chất tẩy rửa và mùi khác có thể gây bệnh cho công nhân, nhân viên - nhưng không nhất thiết là phản ứng dị ứng.

Các chất gây dị ứng hóa học và phản ứng dị ứng thường liên quan đến kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, các hóa chất bay hơi trong không khí và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như benzen, formaldehyde và toluene có thể gây ra phản ứng tiêu cực và các vấn đề về đường hô hấp ở một số người.

>>>>> Xem thêm: VOCS là gì? Tác hại và cách phòng tránh hiệu quả

Những người bị ảnh hưởng cũng có thể phải vật lộn với một tình trạng được gọi là không dung nạp môi trường tự phát (IEI). Trước đây được gọi là nhạy cảm hóa chất đa dạng (MCS), IEI không phải là phản ứng dị ứng nhưng gây ra các triệu chứng như: Nhịp tim nhanh, Đau đầu, Chảy mồ hôi, Chóng mặt,.... IEI có thể được kích hoạt bởi việc hít phải các sản phẩm có mùi thơm, nước hoa, khói, bụi và chất tẩy rửa trong không khí.

Giải pháp: Luôn cố gắng sử dụng các sản phẩm có VOC thấp (chúng sẽ có cụm từ "VOC thấp" trên nhãn). Ngoài ra, tốt nhất là cất giữ các sản phẩm tẩy rửa cách xa nơi làm việc. Cuối cùng, một máy lọc không khí khí, lọc mùi có thể giúp lọc không khí khỏi các hóa chất độc hại và VOC.

Tổng kết

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Lao động và Môi trường, những nhân viên bị dị ứng nhưng không sử dụng thuốc cho thấy sự sụt giảm năng suất tới 10%. Giảm thiểu các chất gây dị ứng tại nơi làm việc giúp nhân viên thoải mái hơn và cải thiện năng suất.

Bằng cách đầu tư vào các công nghệ lọc không khí sạch, đạt tiêu chuẩn y tế và thực hiện các bước giảm thiểu chất gây dị ứng, lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện cam kết về sức khỏe và an toàn của nhân viên, đồng thời quan tâm đến lợi nhuận của công ty.

Hãy liên hệ với Healthy Air qua Hotline: 0969 910 686 để được trải nghiệm sản phẩm máy lọc không khí nhanh nhất có thể.

 

0 bình luận, đánh giá về 5 chất gây dị ứng phổ biến tại nơi làm việc và cách phòng tránh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.02949 sec| 2383.961 kb