Ảnh hưởng của bụi đối với Phổi gây ra những điều gì?
1. Ảnh hưởng của bụi đối với Phổi gây ra những điều gì?
Phổi luôn được bảo vệ bởi rất nhiều cơ chế bảo vệ ở các vùng khác nhau trong hệ thống hô hấp. Khi chúng ta hít thở, các hạt lơ lửng trong không khí, bụi bẩn sẽ đi theo không khí vào mũi, nhưng không phải tất cả chúng đều có thể đi đến phổi. Hầu hết các hạt bụi có kích thước lớn sẽ bị chặn lại ở mũi và sau đó được loại bỏ một cách cơ học bằng cách xì mũi hoặc hắt hơi. Trong khi những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn thì có thể dễ dàng đi qua mũi để đến khí quản và các ống khí đang phân chia để đi đến phổi. Khi bụi đến phổi có thể có gây ra những tác động tiêu cực lên phổi và hệ hô hấp, gây ra các bệnh nguy hiểm như:
Ảnh hưởng của bụi đối với Phổi gây ra những điều gì?
-
Viêm phổi: Bụi có thể gây bệnh viêm phổi. Khi chúng ta hít thở, các hạt bụi nhỏ có thể đi sâu vào phổi, gây kích thích và viêm nhiễm trong màng niêm mạc phổi và gây ra bệnh viêm phổi, tổn thương mô phổi và tăng nguy cơ các bệnh phổi khác. Các triệu chứng có thể là cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với bụi và từng loại bụi.
-
Kích thích và tổn thương mô phổi: Các hạt bụi ở trong phổi khi chúng ta hít vào có thể kích thích màng niêm mạc phổi và gây tổn thương cho mô phổi, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và giao hoán khí.
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Bụi là một trong những nguyên nhân chính góp phần vào sự phát triển và gia tăng của COPD. Đây là một bệnh mãn tính của hệ thống hô hấp, bao gồm viêm phổi mạn tính và hen suyễn. Nếu hít thở bụi trong thời gian dài có thể gây tổn thương và làm giảm chức năng phổi, dẫn đến khó thở và mắc các triệu chứng khác của COPD.
=> Xem thêm: Tại sao phòng kín vẫn có bụi? Giải pháp giữ nhà luôn sạch
Triệu chứng bệnh tắc nghẽn mạn tính
-
Trở nên nhạy cảm hơn: Những người có bệnh phổi dễ bị kích thích như hen suyễn, viêm phổi mãn tính, hoặc người già và trẻ em thì bụi có thể gây nên những ảnh hưởng nặng nề hơn cho phổi. Họ có thể trở nên nhạy cảm hơn và có nguy cơ cao hơn bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến bụi.
Nếu tình trạng bụi vào bên trong phổi người bệnh không được phát hiện sớm và có những biện pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng như:
-
Viêm phế quản mãn tính;
-
Suy hô hấp;
-
Ung thư phổi;
-
Bệnh lao phổi;
-
Suy tim do áp lực từ bên trong phổi.
-
…
2. Nguyên nhân khiến bụi đi vào phổi
Đường đi của bụi vào phổi
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bụi đi vào trong phổi là do người bệnh thường xuyên làm việc, sinh hoạt ở những môi trường có nhiều hạt bụi nhỏ, bụi mịn, amiăng, bụi than và phổ biến nhất là silic hoặc tiếp xúc với những vật liệu có khả năng tán thành những hạt rất nhỏ và xâm nhập vào phổi và gây nên những triệu chứng hay ảnh hưởng nguy hiểm.
3. Các triệu chứng thường gặp khi bụi vào phổi
Tuỳ theo từng loại bụi cũng như sức khoẻ của mỗi người mà khi bụi vào phổi sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Từ không có triệu chứng gì đến có triệu chứng từ nhẹ đến nặng nhưng thường gặp nhất là:
-
Ho khan hoặc ho khạc đờm đen;
-
Có thể ho ra máu vào buổi sáng;
-
Cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực;
-
Khó thở, hụt hơi.
-
…
=> Xem thêm: Những cách giảm bụi bẩn cho nhà ở đơn giản mà cực hiệu quả
4. Biện pháp phòng ngừa và giảm tiếp xúc với bụi và hít bụi vào phổi
Biện pháp phòng ngừa và giảm tiếp xúc với bụi và hít bụi vào phổi
Để phòng ngừa và giảm tác động của bụi mịn trong không khí, mọi người nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
-
Đeo khẩu trang chuyên dụng có khả năng ngăn chặn bụi, bụi mịn thường xuyên khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
-
Hạn chế ra ngoài và cần tránh ở quá lâu trong những khu vực bị ô nhiễm. Nên chọn sống ở những nơi thoáng mát, nhiều cây xanh;
-
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng;
-
Ăn uống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để hạn chế bụi trong quá trình hít thở đang bị kẹt ở tai, mũi, họng đi vào phổi
-
Rửa tay với xà phòng thường xuyên, khi ra ngoài ở nhưng môi trường có bụi bặm thì về nhà cần tắm rửa sạch sẽ
-
Uống đủ nước
-
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ em, người già - những người có sức đề kháng yếu, hệ tai mũi họng mẫn cảm và dễ bị dị ứng nên tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có nhiều có bụi bẩn, khói thuốc
-
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C... để nâng cao miễn dịch, giúp hình thành và duy trì lớp niêm mạc ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, chống lại các tổn thương ở tế bào, tăng cung cấp oxy cho tế bào;
-
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ môi trường sống được thông thoáng.
-
Sử dụng máy lọc không khí thường xuyên để loại bỏ bụi và chất ô nhiễm trong không gian sống
-
Sử dụng quạt đối lưu để lưu thông không khí trong nhà, đem đến một không gian thoải mái, thoáng mát.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã nắm rõ được những ảnh hưởng của bụi đối với Phổi gây ra những điều gì. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc với bụi, sử dụng máy lọc không khí thường xuyên để không gian nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Video:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm