Hướng dẫn cách lưu thông khí trong nhà như người Nhật Bản
1. Tạo khoảng giếng trời
Tạo khoảng giếng trời để lưu thông không khí
Để lưu thông không khí trong nhà thì giếng trời cũng là một giải pháp hiệu quả. Giống như một cửa sổ trên mái nhà, giếng trời cùng với cửa chính, cửa sổ tạo ra nhiều đường đi cho luồng không khí lưu thông, mang không khí thiên nhiên tươi mát vào trong phòng và đẩy không khí nóng từ trong nhà thoát ra bên trên giếng trời.
Giếng trời đặc biệt hữu ích với nhà ống, 3 mặt giáp với các căn nhà khác nên không thể mở cửa sổ.
=> Xem thêm: Hướng dẫn bố trí cây xanh giúp lọc không khí cho ngôi nhà hiệu quả
2. Mở cửa sổ và cửa ra vào để lưu thông không khí
Cách nhanh nhất và đơn giản nhất làm để lưu thông không khí trong nhà chính là thường xuyên mở cửa sổ và cửa ra vào. Việc mở cửa để lưu thông không khí sẽ dựa theo quy luật thời tiết.
Mùa hè, khi trời nắng gắt thì các cửa sổ, cửa ra vào nên được đóng lại để tránh khí nóng vào nhà, giúp trong nhà mát hơn ngoài trời, nhưng đến chiều mát, nắng nóng đã dịu bớt hoặc ban đêm, bạn hãy mở các cửa sổ, cửa ra vào để đón gió mát từ bên ngoài vào.
Mùa đông, ngoài trời lạnh, nhiệt độ thường thấp hơn trong nhà, vì thế, bạn chỉ cần mở cửa khoảng 5 phút để giúp không khí lưu thông mà hơi lạnh vào nhà cũng chưa nhiều, sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Việc thông gió càng nhiều lần sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Thực tế đã chứng minh rằng mặc dù cùng tổng thời gian thông gió như nhau nhưng việc cứ thông gió 5 phút mỗi giờ sẽ đem lại hiệu quả hơn so với cứ thông gió 10 phút sau mỗi 2 giờ.
Về số lượng cửa mở và vị trí mở cửa cũng ảnh hưởng đến hiệu quả lưu thông không khí:
-
Để lưu thông không khí trong nhà, bạn nên mở nhiều hơn 1 cửa
-
Vị trí cửa mở nên ở 2 hướng khác nhau để tạo lối đi cho luồng không khí lưu thông. Nếu 2 cửa được mở nằm ở 2 phía đối diện, nối với nhau bằng một đường chéo thì hiệu quả thông gió, lưu thông không khí sẽ là tốt nhất. Còn nếu mở 2 cửa gần nhau quá hay 2 cửa ở cùng 1 phía thì hiệu quả thông gió không cao do gió ra vào cùng một phía, gió quanh quẩn, không lưu thông được.
-
Nếu căn phòng chỉ có 1 cửa sổ thì bạn nên lắp thêm quạt điện ở gần cửa sổ, hướng gió của quạt nên hướng ra phía ngoài cửa sổ để đưa không khí trong phòng luân chuyển ra bên ngoài phòng. Nếu bạn để hướng gió của quạt hướng về phía trong phòng sẽ khiến cho không khí đầy bụi bẩn bên ngoài cửa sổ đi vào phòng, tích tụ lại bụi bẩn trong phòng mà không ra ngoài được.
Vị trí các cửa mở để lưu thông không khí
3. Sử dụng nội thất cơ bản, đơn giản
Trong một không gian, việc đặt quá nhiều đồ đạc, nội thất cũng khiến cho không gian trở nên chật chội, ngột ngạt, bí bách và không khí luân chuyển cũng khó khăn hơn.
Vì thế, hãy tạo nhiều khoảng hở xen kẽ trong nội thất, tối giản trong việc chọn lựa nội thất, kê đồ đạc, nên tránh những vị trí có sự đối lưu mạnh của không khí để lưu thông không khí trong nhà.
4. Thiết kế các ô thông gió
Thiết kế các ô thông gió để lưu thông không khí
Đối với những ngôi nhà không có giếng trời thì bạn có thể sử dụng một bức tường sử dụng gạch thông gió. Cách thiết kế này sẽ giúp tăng diện tích hút gió trong phòng, từ đó giúp tăng lưu thông không khí một cách dễ dàng và tự nhiên.
Các ô thông gió càng lớn thì hiệu quả thông gió sẽ càng cao. Tại các vị trí có ô thông gió nên để được thông thoáng, tạo một khoảng cách tối thiểu để không khí có thể đi vào và đi ra được.
5. Tạo không gian liền mạch
Tạo không gian liền mạch bớt cảm giác bí bách
Đối với những căn hộ, căn nhà có diện tích hạn chế thì muốn lưu thông không khí trong nhà, bạn có thể tạo nên những sự liên kết liền mạch giữa các không gian với nhau. Khi đó, ánh sáng và không khí từ bên ngoài cũng có thể đi đến từng không gian, góc nhỏ trong nhà.
Nếu bạn cảm thấy cần phân chia không gian để đảm bảo sự riêng tư, các không gian không bị ảnh hưởng mà vẫn có thể lưu thông không khí trong nhà thì có thể sử dụng các loại vách ngăn di động hoặc đồ dùng nội thất để ngăn cách.
6. Sử dụng quạt
Sử dụng quạt hút gió (quạt thông gió), quạt trần hay quạt cây... để làm mát không gian vừa có tác dụng thông gió. Bạn có thể bật quạt kết hợp với mở cửa sẽ giúp cho luồng không khí từ trong phòng có thể được lưu thông và đưa ra bên ngoài nhà một cách hiệu quả.
7. Sử dụng đối lưu không khí
Một phương pháp hiệu quả hơn cả là sử dụng quạt đối lưu không khí để tạo ra không gian sống thông thoáng. Quạt đối lưu không khí sử dụng luồng gió Parabol mạnh mẽ để đưa không khí lưu thông khắp các tầng, các không gian trong nhà, kể cả những vị trí khuất gió. Giúp cho không khí luôn lưu thông nhưng nhiệt độ trong phòng luôn được cân bằng.
=> Xem thêm: Mẹo giữ không khí trong nhà luôn trong lành và mát mẻ
Sử dụng đối lưu không khí để lưu thông không khí
Ngoài ra, quạt đối lưu không khí còn giúp lấy không khí tươi từ bên ngoài vào trong phòng ra và đẩy không khí khó chịu từ bên trong ra ngoài vào giúp lưu thông không khí, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho cả gia đình.
Với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tính năng, quạt đối lưu không khí có thể sử dụng trong cả 4 mùa:
-
Mùa lạnh, khi sử dụng cùng điều hòa sưởi ấm: Để hướng quạt thổi ngược theo hướng điều hòa hoặc từ trên cao hướng xuống, hơi ấm từ điều hoà phát ra được đưa lên trên cao sẽ được phân tán đều khắp phòng.
-
Mùa nóng, khi sử dụng cùng điều hòa làm mát: Để hướng quạt cùng hướng với hướng gió điều hòa, hơi mát của điều hoà phát ra sẽ được phân tán đều từ trên xuống dưới.
Trên đây là chi tiết hướng dẫn cách lưu thông khí trong nhà như người Nhật Bản mà Healthy Air muốn chia sẻ đến mọi người. Các bạn nhớ thử những cách này để giúp không gian nhà mình luôn được thông thoáng, thoải mái nhé!
Video: